3 điểm khác biệt giữa Double Test và Triple Test

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Trong xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh trước sinh có 2 loại xét nghiệm Double Test và Triple Test đều mang nhiệm vụ giúp bác sĩ phát hiện và chẩn đoán được chính xác khả năng dị tật của trẻ. Với cái tên khá tương đồng và chức năng nhiệm vụ gần giống nhau khiến không ít mẹ bầu hoang mang và không biết cách phân biệt rõ hai phương pháp xét nghiệm này. Vì vậy, trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem điểm khác biệt giữa hai phương pháp này là gì nhé!

1. Phương pháp xét nghiệm Double Test và Triple Test là gì?

1.1 Double Test là gì?

Double Test là một loại xét nghiệm sàng lọc được tiến hành dựa trên mẫu máu của người mẹ và đo độ mờ da gáy thông qua thiết bị siêu âm, nhằm đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh ở thai nhi như là Down, Edward hoặc Patau trong quý I của thai kỳ. Kết quả sàng lọc Double test sẽ được tính toán dựa trên các yếu tố như là:

– Kiểm tra và định lượng gốc β-hCG tự do (free beta-human chorioni. Đây là hai chất do thai nhi tiết vào trong máu của người mẹ.c gonadotropin) và gốc PAPP-A (pregnancy associated plasma protein A) có trong máu của người mẹ

– Kết hợp với kết quả siêu âm độ mờ da gáy (NT), chiều dài đầu – mông (CRL) thu được của thai nhi.

– Dựa vào tuổi của mẹ, tuổi thai và một số thông tin sức khỏe khác.

Với xét nghiệm này thì mẹ bầu nên tiến hành thực hiện khi thai nhi trong giai đoạn 11 – 13 tuần tuổi, thời điểm tốt nhất vào tuần thai thứ 12, tức là những ngày trong quý I của thai kỳ.

Siêu âm độ mờ da gáy

Double test có khả năng đánh giá được nguy cơ mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh ở thai nhi

1.2 Triple Test là gì?

Triple Test là một dạng xét nghiệm không xâm lấn, an toàn tuyệt đối với sức khỏe của mẹ và em bé. Đối với phụ nữ mang thai thì xét nghiệm Triple test (hay còn gọi là xét nghiệm bộ ba) thuộc nhóm xét nghiệm cần thiết giúp tầm soát trước sinh và phát hiện nguy cơ xuất hiện dị tật bẩm sinh ở em bé.

Quá trình thực hiện xét nghiệm sẽ lấy định lượng 3 chỉ số dưới đây để từ đó đánh giá được sức khỏe và tình trạng (nếu có) mà thai nhi đang gặp phải, 3 định lượng này đó là:

– Chỉ số AFP (alpha-fetoprotein): Đây là tên một loại protein sinh ra bởi bào thai.

– Chỉ số hCG: Đây là tên một loại hormone sinh ra từ nhau thai.

– Chỉ số Estriol: Đây là tên một loại estrogen sinh ra bởi bào thai và nhau thai.

Thai nhi và nhau thai sản xuất ba chất sinh hóa này một cách tự nhiên và tồn tại ở máu của người mẹ. Nếu như có bất kỳ bất thường nào thì nồng độ của 3 thông số này sẽ thay đổi.

Triple test là gì

Triple test là một dạng xét nghiệm không xâm lấn và an toàn tuyệt đối với sức khỏe thai nhi

2. Phân biệt sự khác nhau giữa Double Test và Triple Test

Cả hai xét nghiệm Triple test và Double test đều được thực hiện ở phụ nữ mang thai và nhằm mục đích sàng lọc nguy cơ xuất hiện các dị tật thai nhi mang tính di truyền. Có một điều mẹ bầu cần lưu ý đó là cả hai đều không mang tính khẳng định mà chỉ dừng ở khả năng phát hiện những bất thường trong di truyền và cho thấy nguy cơ mắc dị tật của em bé là cao hay thấp. Nguy cơ cao không đồng nghĩa là thai nhi chắc chắn sẽ mắc dị tật và ngược lại nguy cơ thấp cũng không khẳng định chắc chắn rằng thai nhi là hoàn toàn bình thường.

Bên cạnh đó, khi kết quả của 2 xét nghiệm này thông báo là dương tính ( có nguy cơ mang dị tật cao) thì bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ thực hiện xét nghiệm chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau. Điều này có thể giúp bác sĩ biết chính xác đến 99% thai nhi có mắc hội chứng Down hay không.

Có 3 điểm khác biệt rõ rệt nhất của 2 phương pháp này đó là:

2.1 Thời gian tiến hành thực hiện xét nghiệm

Với phương pháp xét nghiệm Double test thì thai phụ nên thực hiện khi em bé được 11 – 13 tuần tuổi (tương ứng chiều dài đầu mông thai nhi có kích thước từ 45 – 84mm), tốt nhất là mẹ nên xét nghiệm vào tuần thai thứ 12 để bác sĩ có thể thu được kết quả chính xác cao.

Với xét nghiệm Triple test thì thai phụ nên thực hiện khi em bé được 15-22 tuần tuổi, để thu được kết quả chính xác là vào tuần thứ 16 – 18 được xem là giai đoạn thuận lợi cho việc đánh giá.

Thời gian thực hiện xét nghiệm sàng lọc Double test và triple test

Thời điểm thích hợp thực hiện Double test là tuần 12 còn Triple test là tuần 16

2.2 Khả năng phát hiện dị tật

Cả hai xét nghiệm Double test hay Triple test đều giúp bác sĩ xác định được nguy cơ thai nhi mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh bao gồm: Hội chứng Down (bị thừa NST 21), hội chứng Trisomy 18 (bị thừa NST 18), hội chứng Down

Tuy nhiên, với xét nghiệm Double test có thể phát hiện thêm được hội chứng Trisomy 13 ( tức là thừa NST 13), trong khi xét nghiệm Triple test có thể tìm ra nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi

2.3 Bộ chất được sử dụng để phân tích trong xét nghiệm

Quá trình tiến hành phân tích xét nghiệm Double test sẽ xác định nồng độ 2 chất trong máu của mẹ do thai nhi tiết ra đó là:

– PAPP-A (PAA): Đây là một loại glycoprotein được sản xuất từ nhau thai.

– β-hCG tự do (FBC): Đây là một thành phần trong cấu trúc của hCG (human chorionic gonadotropin).

Trong khi đó, xét nghiệm Triple test sẽ xác định nồng độ của 3 chất khác trong máu mẹ cũng được tiết ra từ thai nhi, bao gồm:

– Nồng độ AFP (Alpha-fetoprotein): Một loại glycoprotein có nguồn gốc từ bào thai.

– Nồng độ uE3 (Unconjugated estriol): Xuất hiện vào ngày thứ 8 của thai nhi.

– Nồng độ β hCG (Beta human Chorionic Gonadotropin): Một loại steroid do nhau thai sản xuất.

3. Mẹ bầu cần làm gì khi kết quả xét nghiệm Double Test và Triple Test có nguy cơ cao?

Khi có kết quả xét nghiệm Double Test và Triple Test có nguy cơ cao cho thấy thai nhi có nguy cơ bị dị tật thì cần làm thêm các phương pháp khác. Có thể là các phương pháp sàng lọc thu lại được kết quả chính xác hơn, hoặc giúp bác sĩ chẩn đoán để đưa ra kết luận và can thiệp phù hợp. Các xét nghiệm được khuyên tiến hành như là NIPT hay chọc ối, sinh thiết gai nhau.

Trong 3 phương pháp đó thì NIPT là phương pháp sàng lọc mẹ nên ưu tiên thực hiện nhất. Bởi cho đến nay, NIPT được xem là xét nghiệm sàng lọc hiện đại, tiên tiến và có khả năng đưa về kết quả chính xác lên đến 99%. Điều đặc biệt nhất đó là NIPT hoàn toàn không xâm lấn và gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Mặc dù, với phương pháp này mẹ bầu sẽ cần phải chi trả một khoản phí cao hơn so với thông thường. Nhưng đi kèm với những ưu điểm vượt trội mà chúng mang lại thì đây vẫn là phương pháo mẹ bầu nên ưu tiên tiến hành.

Ngoài NIPT còn có phương pháp chọc ối. Để tiến hành chọc ối thì bác sĩ sẽ cần phải sử dụng một đầu kim loại mỏng, rộng chọc qua thành bụng của mẹ bầu. Sau đó, đầu kim loại sẽ đưa vào trong túi ối để lấy một lượng nước ối vừa đủ từ 20-25ml để tiến hành phân tích, xét nghiệm. Tuy nhiên, phương pháp này có khả năng mang lại kết quả chính xác cao như NIPT nhưng chúng vẫn tồn tại những nguy cơ dẫn đến sảy thai.

Cần làm gì khi xét nghiệm sàng lọc có nguy cơ cao

Khi nhận được kết quả xét nghiệm sàng lọc có nguy cơ bao mẹ bầu sẽ cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm khác như Nipt, chọc ối hoặc siêu thiết gai nhau

Các phương pháp sàng lọc trước sinh Double test và Triple test đóng vai trò vô cùng quan trọng trên hành trình đón yêu chào đời cùng với mẹ, chính vì vậy mẹ cần phải lưu ý và thực hiện đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ yêu cầu. Để có thể giúp mẹ theo dõi được thai kỳ chính xác, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc luôn trang bị sẵn sàng các thiết bị máy móc, chẩn đoán với công nghệ hiện đại trên thế giới. Phải kể đến đó là hệ thống xét nghiệm tự động Power Express với tốc độ xử lý cao, nhanh chóng giúp loại bỏ được những bước không cần thiết.

Nếu cần tư vấn chi tiết, mẹ bầu xin vui lòng liên hệ theo số HOTLINE 0936 388 288 để được giải đáp kịp thời!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital