2 mắt tật khúc xạ không đều là một bệnh lý về mắt rất nguy hiểm, do biến chứng nặng của các tật khúc xạ gây nên. Là nguyên nhân gây ra nhược thị mạnh và dẫn tới nguy cơ đánh mất thị lực vĩnh viễn. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị các biến chứng tật khúc xạ kịp thời cực kỳ quan trọng đối với người mắc bệnh khúc xạ.
Vậy 2 mắt tật khúc xạ không đều là gì, có nguy hiểm không và điều trị bằng cách nào,… Sẽ được tổng hợp đầy đủ trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. 2 mắt tật khúc xạ không đều (bất đồng khúc xạ hai mắt) là gì?
2 mắt tật khúc xạ không đều hay còn gọi là bất đồng khúc xạ hai mắt (anisometropia). Đây là sự chênh lệch đáng kể khúc xạ giữa hai bên mắt. Xảy ra khi hai mắt có thị lực khác nhau: có thể là một mắt bình thường và mắt còn lại bị mắc tật khúc xạ, hoặc cả hai bên mắt đều mắc tật khúc xạ nhưng có một bên mắt bị cao độ hơn.
Và sự chênh lệch độ ở hai mắt trên 2 Diop được gọi là bất đồng khúc xạ. Khi thực hiện chỉnh kính, sự bất đồng ảnh võng mạc hai bên mắt sẽ xuất hiện. Dẫn tới làm giảm chất lượng tín hiệu thần kinh đến từ một hoặc cả hai mắt. Ví dụ: Một người mắc tật cận thị có một bên mắt bị cận -1D, mắt còn lại cận -4D. Thì sự chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt là 3 độ.
2. Bất đồng khúc xạ hai mắt có nguy hiểm không?
Bình thường người bị bất đồng khúc xạ hai mắt thường không nhận biết được nếu không được che một bên mắt để kiểm tra. Vì thị lực ở một bên mắt vẫn tốt và nhìn rõ. Lâu dần bên mắt có độ khúc xạ cao hơn ít được sử dụng, hình ảnh ở bên mắt này não không xử lý được, khiến thị lực giảm rất nhanh. Dễ dẫn đến các biến chứng nặng như nhược thị ở một bên mắt và có thể bị lé ra ngoài nếu như không được chẩn đoán và điều trị sớm. Hai mắt có độ lệch càng nhiều thì càng có nguy cơ gây ra biến chứng nặng.
Bên cạnh đó, sự chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt gây nên sự cạnh tranh tín hiệu giữa hai mắt. Khiến cho người bệnh bị mất tập trung nhiều hơn khi quan sát mọi vật.
3. Nguyên nhân dẫn tới bất đồng khúc xạ hai mắt
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bất đồng khúc xạ. Nguyên nhân phổ biến nhất là thường được sinh ra từ thói quen sinh hoạt không phù hợp hoặc di truyền, bẩm sinh.
Trong đó, thói quen sinh hoạt thường mắc phải nhất là:
– Sử dụng ánh sáng không phù hợp trong khi làm việc và học tập. Khiến mắt luôn cần điều tiết và gây mỏi mắt.
– Sử dụng điện thoại khi nằm nghiêng khiến mọi sự tập trung đổ dồn về một bên mắt. Lúc này mắt phải tự điều chỉnh sao cho phù hợp để tiếp nhận ánh sáng. Làm cho tín hiệu truyền về não sẽ không khớp với nhau gây ra mất cân bằng thị lực. Nằm nghiêng thường không giữ được khoảng cách tiêu chuẩn mà thường có xu hướng luôn kéo lại gần hơn. Khiến tia sáng xanh tấn công mắt nhanh và nhiều hơn. Do đó, mắt luôn trong trạng thái điều tiết do nhìn quá gần làm tăng độ khúc xạ nhanh hơn.
4. Biểu hiện, triệu chứng của bất đồng khúc xạ hai mắt
Biểu hiện và triệu chứng thường gặp khi bất đồng khúc xạ hai mắt là:
– Khả năng nhìn bằng hai mắt bị giảm. Thường hay sử dụng mắt có độ cận thị nhẹ hơn.
– Hay nhắm một bên mắt để nhìn.
– Xu hướng nghiêng đầu khi nhìn, có thể bị lé.
– Thị lực hai bên mắt khác nhau, bên rõ, bên mờ.
– Trẻ thường không thích hoạt động liên quan đến thị giác gần như tô màu, vẽ hình,…
– Khi đọc sách hay đọc nhảy hàng, phải dùng ngón tay dò chữ.
Ngoài ra còn có một số triệu chứng không được đề cập đến ở trên. Vì thế, người bệnh đang mắc các tật loạn thị nên đi khám sức khỏe thị lực định kỳ để đề phòng bất đồng khúc xạ hai mắt và tiếp nhận phương pháp điều trị kịp thời.
5. Chẩn đoán bất đồng khúc xạ hai mắt
Chẩn đoán giúp phát hiện bệnh lý sớm và tiếp nhận phương pháp điều trị sớm. Hạn chế bệnh trở nên nặng hơn như nhược thị, gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Vì vậy, nếu bị mắc các tật khúc xạ thì nên đi kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng 1 lần nhằm ngăn ngừa hoặc điều trị sự chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt kịp thời.
Để thực hiện chẩn đoán tật khúc xạ bác sĩ nhãn khoa sẽ thực hiện che từng bên mắt để kiểm tra sự chênh lệch độ giữa hai bên mắt. Đồng thời thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán khác ở cả hai bên mắt để có thông tin chi tiết về tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Nhằm có cơ sở để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh.
6. Điều trị bất đồng khúc xạ hai mắt
Bất đồng khúc xạ hai mắt được điều trị bằng phương pháp đeo kính và tập che mắt. Tùy vào từng trường hợp và đối tượng khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định mỗi ngày cần phải che bên mắt trong một thời gian bao lâu để cho mắt bị nhược thị tập nhìn.
6.1. Đối với trẻ em
Theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa, trẻ em dưới 12 tuổi sẽ cần cố gắng tập đeo kính điều chỉnh hoàn toàn độ cận thị. Vì khi trẻ càng nhỏ thì khả năng đeo kính chênh lệch độ giữa hai bên mắt càng cao.
Điều trị bất đồng khúc xạ hai mắt ở trẻ em được thực hiện bằng các phương pháp sau:
– Đeo kính: có thể lựa chọn kính gọng hoặc kính áp tròng mềm để điều chỉnh sự chênh lệch độ ở hai bên mắt cho bệnh nhân loạn thị dưới 12 tuổi.
– Sử dụng kính điều chỉnh giác mạc Ortho-K: được đeo qua đêm khi ngủ giúp điều chỉnh tạm thời hình dạng của giác mạc. Giúp người bệnh có thể nhìn rõ và ban ngày mà không cần đeo kính.
6.2. Đối với người lớn
Ở người lớn, đeo kính gọng để hỗ trợ điều chỉnh hết độ chênh lệch cao hai bên mắt sẽ rất khó. Do đó, bác sĩ nhãn khoa chỉ định kết hợp đeo kính và che mắt khi bệnh nhân đã đến tuổi 40. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ thực hiện đeo kính chỉ ở một bên mắt và đợi giảm độ một bên mắt còn lại rồi điều chỉnh tiếp. Người bệnh lớn tuổi cũng có thể lựa chọn sử dụng kính gọng, kính áp tròng mềm hoặc kính áp tròng cứng Ortho-K.
2 mắt tật khúc xạ không đều là một bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe thị lực. Vì vậy, cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn trong tương lai. Nếu bạn đang gặp chênh lệch khúc xạ ở hai mắt hoặc gặp bất kỳ một trong các triệu chứng của tật bất đồng khúc xạ hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ nhãn khoa để thăm khám và nhận tư vấn về phương pháp điều trị sớm nhất.