Xơ gan giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Như chúng ta đã biết, có rất nhiều bệnh lý có thể xảy ra với gan, mà một trong những bệnh nghiêm trọng nhất là xơ gan. Trong đó, xơ gan giai đoạn cuối hay còn gọi là xơ gan cổ chướng, xơ gan mất bù là mức độ nặng nhất của bệnh. Nhiều người đặt câu hỏi: Nếu ở vào giai đoạn này người bệnh sẽ sống được bao lâu? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời ngay sau đây.

1. Xơ gan giai đoạn cuối là gì?

Xơ gan là hiện tượng gan bị xơ hóa do tác động của các tác nhân độc hại. Xơ gan khiến cho các nhu mô và tế bào gan mất đi khả năng đào thải, và dần mất đi chức năng vốn có của chúng. Bệnh xơ gan chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (F1): là giai đoạn đầu của bệnh, lúc này các triệu chứng còn mờ nhạt hoặc chưa có triệu chứng co thể nhận biết.

Giai đoạn 2 (F2): giai đoạn tiếp theo của F1, khi triệu chứng vẫn quá rõ ràng.

Giai đoạn 3 (F3): Là giai đoạn tiến triển từ F2, các triệu chứng đã thể hiện rõ rệt.

Giai đoạn 4 (F4): là giai đoạn cuối của bệnh, tiến triển nặng hơn từ F3 do bệnh không được điều trị hiệu quả trong giai đoạn trước đó. Lúc này, các triệu chứng rất nghiêm trọng và bệnh vô cùng khó điều trị.

Xơ gan giai đoạn cuối xảy ra khi các mô xơ dần thay thế hoàn toàn tế bào gan khỏe mạnh. Đến giai đoạn này, gan đã mất hoàn toàn chức năng của mình. Sức khỏe của người bệnh suy yếu nặng nề và tính mạng bị đe dọa.

Xơ gan giai đoạn cuối là gì?

Hình ảnh minh họa sự khác biệt giữa té bào gan khỏe mạnh và tế bào gan bị xơ.

2. Nguyên nhân chính gây bệnh

– Nguyên nhân chính là do thói quen sử dụng nhiều rượu, bia;

– Mắc những bệnh lý về gan như viêm gan virus A, B, C,…

– Do tác dụng phụ của một số loại thuốc;

– Do di truyền;

– Xơ gan mật nguyên phát.

3. Một vài biểu hiện của bệnh

Khi bệnh nhân ở giai đoạn này, tức là đã ở tình trạng rất nặng, vì thế để nhận ra triệu chứng không hề khó. Nhưng để điều trị khỏi hoàn toàn là điều rất khó khăn. Một vài triệu chứng điển hình có thể gặp như:

3.1. Vàng da, vàng mắt dấu hiệu của xơ gan giai đoạn cuối

Do bilirubin tích tụ tại gan không thể đào thải ra ngoài, khiến ống mật không được hoạt động. Điều này đã làm mắt, móng tay nhanh chóng bị vàng. Thậm chí với những bệnh nhân bị nặng, sẽ bị vàng da toàn thân. tùy vào tình trạng, mức độ ở từng người mà màu sắc vàng cũng sẽ thay đổi.

Một vài biểu hiện của bệnh xơ gan giai đoạn cuối

Một số biểu hiện cụ thể được thể hiện qua màu da, màu sắc nước tiểu,…

3.2. Dấu hiệu não gan

Ở giai đoạn cuối, gan gần như mất hoàn toàn chức năng của chúng, đặc biệt là quá trình thải độc và lọc máu. Điều này khiến các độc tố bị tích tụ lại ngày càng nhiều, trong đó có amoniac trong máu. Đây là thành phần sẽ gây ra hội chứng não gan.

3.3. Cổ trướng triệu chứng điển hình của xơ gan giai đoạn cuối

Đây là một triệu chứng có thể dễ dàng nhận biết ở bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối. Có đến 85% tổng số người mắc bệnh bị tràn dịch ổ bụng ( hay chính là cổ trướng ). Bởi dịch bị tích tụ, lắng đọng trong ổ bụng quá lâu tạo áo lực lên thành bụng, khiến bụng trở nên nặng nề hơn. Đặc biệt có nhiều bệnh nhân bị ảnh hưởng tới hệ hô hấp, và có nhiều người thì bị viêm phúc mạc màng bụng.

Bụng phình to kèm theo vàng da là triệu chứng điển hình của xơ gan giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối, ổ bụng bệnh nhân thường chứa nhiều dịch cổ trướng tạo cảm giác đau đớn và bụng to hơn người bình thường

3.4. Xuất huyết tiêu hóa

Người bệnh ở giai đoạn này có tới 50% tổng số bệnh nhân sẽ bị xuất huyết tiêu hóa, do gan bị tích tụ quá nhiều độc tố. Điều này làm ảnh hưởng ít nhiều tới đường tiêu hóa, làm chức năng các bộ phận khác cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Khi xơ gan kéo dài người bệnh dễ dàng bị xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết dưới da,…Ban đầu chỉ xuất hiện những chấm nhỏ trên da, chảy máu cam, sao mạch,…Những triệu chứng này xuất hiện khi gan giảm sản xuất các yếu tố đông máu.

Ngoài ra, một số biểu hiện bệnh nhân cũng có thể gặp phải đó là:

– Sụt cân nhanh trong một thời gian ngắn. Cơ thể mệt mỏi, người xanh xao, uể oải, hay bị hoa mắt chóng mặt

– Đôi khi sốt nhẹ, thỉnh thoảng bị tiêu chảy do gan mất chức năng thải độc khiến độc tố bị tích tụ lại quá nhiều, ảnh hưởng tới đường tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa

– Không chỉ thế, khi ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ thường xuyên xuất hiện những cơn đau lúc âm ỉ, lúc dữ dội ở vùng  gan. Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể bị ngất hoặc sốc do bị xuất huyết quá nhiều.

4. Phương pháp điều trị hiện nay

Hiện nay một số phương pháp điều trị phổ biến được áp dụng rộng rãi như:

– Chọc dịch tại ổ bụng;

– Ghép gan;

– Điều trị bằng thuốc theo phác đồ của bác sĩ, có thể sử dụng thuốc lợi tiểu để đào thải natri, đồng thời hấp thụ clo và bài tiết kali;

– Thường xuyên kiểm tra điện giải;

– Bệnh nhân cần có ý thức tự phòng ngừa cho bản thân. Bởi khi ở giai đoạn cuối, gan đã mất đi hoàn toàn chức năng của chúng, vì thế cần kiểm soát để tránh nguy cơ tử vong.

Không chỉ thế, bệnh nhân cần kết hợp điều trị giữa phương pháp Đông y và Tây y để đạt hiệu quả tốt hơn, làm quá trình cải thiện chức năng gan nhanh hơn.

5. Xơ gan giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Xơ gan là một bệnh rất nguy hiểm, nhưng chúng còn nguy hiểm hơn rất nhiều khi ở giai đoạn cuối. Chỉ cần bệnh nhân lên cơn co giật nếu không được điều trị kịp thời cũng rất dễ dẫn tới tử vong. Ngoài ra người bệnh còn có dấu hiệu mất đi ý thức, không kiểm soát được hành vi của chính mình, cơ thể mệt mỏi,…

Có thể bạn chưa biết, xơ gan là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 chỉ sau bệnh tim và ung thư. Trong đó, nguyên nhân chính gây xơ gan lại chính là do rượu bia, đây là nguyên nhân gây tử vong lớn hơn xơ gan do viêm gan, xơ gan mật.

Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể sống thêm từ 15-20 năm. Nhưng nếu để bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh có thể sống được thêm từ 6-10 năm. Nặng hơn nữa, khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối khi các triệu chứng đã biểu hiện rõ rệt thì người bệnh chỉ có thể sống từ 1-3 năm.

Thế nhưng điều đó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như: sức khỏe chung, thể trạng người bệnh, phương pháp điều trị. Đặc biệt nếu được ghép gan người bệnh cũng có thể kéo dài thời gian sống của mình, nhưng cuộc đại phẫu đó thường có chi phí rất cao.

Ngoài ra, cần nghiêm túc điều trị theo phác đồ của bác sĩ và có chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện sức khỏe của chính mình và làm chậm quá trình xơ gan.

6. Một vài lưu ý cho người xơ gan giai đoạn cuối

Hiện nay ngoài việc điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị hoặc của các chuyên gia dinh dưỡng

– Bổ sung các thực phẩm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng như: chất béo, đạm, rau xanh…

– Không sử dụng thực phẩm cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn, hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ;

– Không ăn quá mặn, lượng natri cần cho mỗi ngày chỉ khoảng 2,5g;

– Mỗi ngày nên uống 1,5-2 lít nước, không nên uống quá nhiều cũng không nên uống quá ít;

– Thường xuyên vận động, rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng, qua đó cải thiện sức khỏe trong quá trình điều trị.

Trên đây là một số thông tin về xơ gan giai đoạn cuối. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về gan hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Bởi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm. Ngoài ra, mỗi chúng ta cần có ý thức tự phòng ngừa cho chính mình và người thân xung quanh qua việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital