Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Cha mẹ nào sinh con cũng mong con mình khỏe mạnh, lành lặn, không mắc các dị tật bẩm sinh vì thế thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh là một phương pháp cần thiết để đảm bảo thai nhi sinh ra khỏe mạnh, phát triển đầy đủ cả thể chất và trí tuệ.

1.Sàng lọc trước sinh là gì?

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là xét nghiệm sử dụng các kỹ thuật y khoa hiện đại để nhằm chẩn đoán, tìm kiếm và phát hiện ra các bệnh lý liên quan tới nội tiết, di truyền, các dị tật bẩm sinh như thiểu năng trí tuệ, suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD…. Thực hiện sàng lọc trước sinh sẽ giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường, khỏe mạnh; tránh được một số bệnh lý hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này.
Bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ khi mang thai ngoài 35 tuổi, gia đình có tiền sử bị dị tật bẩm sinh, hay phải làm việc trong các môi trường độc hại, nặng nhọc…. nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh.

Thực hiện sàng lọc trước sinh sẽ giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường, khỏe mạnh

Thực hiện sàng lọc trước sinh sẽ giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường, khỏe mạnh

2.Lợi ích của sàng lọc trước sinh là gì?

  • Giúp bà mẹ có cơ hội sinh con khỏe mạnh, giảm thiểu khả năng dị tật thai nhi
  • Có kế hoạch sinh và chăm sóc trẻ bị dị tật tốt nhất nếu bà mẹ quyết định giữ thai
  • Có sự lựa chọn giữ hay bỏ thai khi phát hiện thai nhi bị dị tật bẩm sinh, giảm thiểu gánh nặng cho gia đình và xã hội.

3.Trường hợp nào nên thực hiện sàng lọc trước sinh

  • Gia đình có tiền sử bị dị tật bẩm sinh: Các hội chứng down, bệnh di truyền máu khó đông, sứt môi hở hàm ếch hay bị dị tật ở chân tay nên thực hiện sàng lọc trước sinh.
  • Phụ nữ trên 35 tuổi: Bà mẹ mang thai tuổi càng lớn khả năng thai nhi mắc dị tật càng cao, đặc biệt là với phụ nữ trên 40 tuổi. Ở tuổi này, ngoài các xét nghiệm thông thường, bà mẹ cần làm thêm xét nghiệm chọc ối để phát hiện chính xác hơn.
  • Phụ nữ mắc các bệnh mãn tính như tim, thận, cao huyết áp hoặc mắc bệnh tiểu đường…
  • Đã từng có một người con bị hội chứng Down hoặc các dị tật khác.
  • Bà mẹ từng bị sảy thai 3 lần trở lên.
  • Nhiễm virus trong thời kỳ đầu mang thai như rubella, sởi, cúm, quai bị, thủy đậu…
  • Từng tiếp xúc với các phóng xạ liều cao như chụp X quang trong thời kỳ mang thai hoặc làm việc trong các môi trường có phóng xạ.
Các bà mẹ nên thực hiện sàng lọc trước sinh

Các bà mẹ nên thực hiện sàng lọc trước sinh

4.Các loại test sàng lọc trước sinh là gì?

  • Double Test: Phương pháp Double Test được thực hiện khi thai đang trong tuần từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày. Thực hiện Double Test cùng với siêu âm độ mờ da gáy tìm ra khả năng bị Down, bị tật chân tay, tim mạch, tiết niệu. tiêu hóa, khuôn mặt…
  • Triple Test:  Phương pháp Triple Test được làm khi thai từ tuần 15 – 18 của thai kỳ, chủ yếu phát hiện thai có bị dị tật ống thần kinh.
  • Chọc dò ối: Khi thai nhi ở tuần từ 16,5 trở lên, các bác sĩ sẽ chọc dò ối để phát hiện 99% các dị tật bẩm sinh, dị tật nhiễm sắc thể và Down. Phương pháp này chỉ thực hiện nếu Double Test và Triple Test ra kết quả dương tính, khi siêu âm thấy thai nhi vô sọ, nứt đốt sống hay bị dị tật Down.

Mang thai sinh con là thiên chức của người phụ nữ, ai cũng mong con mình sinh ra lành lặn, không dị tật nhưng làm sao để hoàn thành niềm ao ước đó không phải là dễ dàng. Bên cạnh việc ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ, thì việc đến khám thai định kỳ, lắng nghe những lời tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa cũng là một trong những việc quan trọng phải làm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital