Bạn có biết xét nghiệm máu bao nhiêu tiền?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm

Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao khi đi khám bệnh lại phải làm xét nghiệm máu? Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền? Tại sao có những xét nghiệm máu phải nhịn ăn, có xét nghiệm máu không phải nhịn ăn? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

1. Vì sao cần phải xét nghiệm máu?

1.1 Các thành phần của máu

Bạn có biết, chỉ bằng một mẫu máu khi phân tích bác sĩ có thể biết rất nhiều điều về cơ thể của bạn.

Lý giải điều này là do máu của chúng ta chứa rất nhiều loại tế bào, sinh-hóa chất trong một dinh được gọi là huyết tương. Máu là một thành phần của hệ tuần hoàn, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho hàng ngàn tế bào trong cơ thể. Đồng thời cũng giúp lấy đi các chất cặn bã, giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, làm vết thương mau lành, chống lại một số bệnh tật.

Thành phần chính trong máu gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương. Mỗi một loại đều có chức năng và nhiệm vụ khác nhau:

– Hồng cầu: chuyên chở oxy từ phổi để nuôi tế bào và lấy CO2 ra khỏi phổi.

– Bạch cầu: có nhiệm vụ chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh, giúp vết thương mau lành.

– Tiểu cầu: điều chỉnh sự đông đặc của máu, kiểm soát yếu tố đông máu.

– Huyết tương: vận chuyển chất dinh dưỡng, hooc-môn, protein.

xét nghiệm máu bao nhiêu tiền? Thành phần gồm những gì?

Trong máu có các thành phần chính là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương. Mỗi một loại đều có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

1.2 Tại sao phải xét nghiệm máu?

Khi có bất cứ sự thay đổi nào trong thành phần sinh hóa máu sẽ phản ánh cho ta biết nhiều điều xảy ra trong cơ thể bạn.

– Khi đếm tế bào máu, lượng huyết sắc tố cho ta biết bạn đang bị thiếu hay thừa tế bào máu, đây là gợi ý giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý về máu như thiếu máu, bệnh hồng cầu hình liềm, thalassemia, ung thư máu, máu loãng hoặc đặc,…

– Trong máu còn có huyết tương, chất điện phân trong huyết tương là những nguyên tử dẫn điện như Natri, Kali, Canxi, Photpho, CO2, Clorua. Nếu nồng độ các chất này tăng quá cao cho ta tín hiệu nghi ngờ người bệnh có thể mắc bệnh lý suy thận.

– Các chỉ số trong máu như AST, ALT, Billirubi trong máu phản ánh chức năng gan, căn cứ vào các chỉ số này có thể chẩn đoán tình trạng gan có đang bị viêm, tổn thương hay không và ở mức độ nào.

– Protein toàn phần trong máu cũng là một thành phần quan trọng. Protein giảm khi người bệnh bị suy dinh dưỡng, bệnh gan, kém hấp thụ thực phẩm và tăng khi có nhiễm trùng kinh niên, suy gan, nghiện rượu, ung thư bạch cầu, lao phổi… Albumin giảm khi bị suy dinh dưỡng, bệnh gan, tiêu chảy, bệnh sốt, nhiễm trùng, bỏng nặng, thiết sắt và tăng cao khi cơ thể thiếu nước. Globulin tăng khi gan bị viêm, nhiễm trùng, thấp khớp,…

– Chất béo trong máu cao cũng gây ra nhiều bệnh lý: khi xét nghiệm các chất béo trong máu như cholesterol, triglyceride, LDL, HDL giúp phản ảnh tình trạng mỡ trong máu (mỡ máu).

– Đường huyết: trong máu luôn chứa một lượng đường (glucose) nhất định. Khi xét nghiệm lượng đường trong máu tăng quá cao có thê gợi ý nhiều vẫn đề như bệnh tiểu đường, khi bệnh gan, béo phì, viêm tụy,…

– Chất sắt: sắt cần thiết cho sự tạo hồng cầu, xét nghiệm máu có thể giúp đánh giá tình trạng thiếu máu thiếu sắt để từ đó có biện pháp bổ sung sắt cho hợp lý.

– Ngoài ra việc xét nghiệm máu dựa trên các chỉ số có thể phản ánh rất nhiều vấn đề bệnh lý về thận, gout, …

Chính vì vậy mà khi thăm khám sức khỏe bác sĩ thường chỉ định bạn phải làm một số xét nghiệm máu vì đây là phương tiện giúp bác sĩ tìm ra yếu tố, nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên cơ sở đó, đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh lý hiện tại và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

tại sao phải xét nghiệm máu và xét nghiệm máu bao nhiêu tiền

Chỉ với một mẫu máu có thể phản ánh rất nhiều chỉ số trên cơ thể bạn, đây là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán bệnh.

2. Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền?

Nhiều người thắc mắc thắc mắc nếu đi khám thì không biết xét nghiệm máu bao nhiêu tiền?

Câu trả lời là còn tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu mà bác sĩ chỉ định cho bạn. Như ví dụ phân tích ở trên, thì xét nghiệm máu gồm rất nhiều các chỉ số xét nghiệm khác nhau, chẳng hạn như phân tích tế bào máu ngoại vi (loại 12 thông số hay 24 thông số), xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt, xét nghiệm đường máu, mỡ máu,…. Chính vì vậy, muốn biết xét nghiệm máu bao nhiêu tiền, bạn cần đi thăm khám với bác sĩ. Dựa vào tình trạng bệnh hiện tại, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể loại xét nghiệm máu bạn cần thực hiện khi đó bệnh viện sẽ thông báo chi phí chính xác từng loại xét nghiệm đó cho bạn.

Hiện nay, rất nhiều chi phí xét nghiệm, chụp chiếu đã được áp dụng bảo hiểm y tế. Do đó, vấn đề quan trọng nhất là bạn nên lựa chọn cho mình một địa chỉ y tế uy tín về đội ngũ bác sĩ và năng lực xét nghiệm, để đảm bảo tính chính xác và có phương pháp điều trị hiệu quả.

xét nghiệm máu bao nhiêu tiền và ở đâu

Bạn nên lựa chọn cho mình một địa chỉ y tế uy tín về đội ngũ bác sĩ và năng lực xét nghiệm đạt tiêu chuẩn.

3. Xét nghiệm máu có phải nhịn ăn không?

Nhiều người thắc mắc tại sao có những xét nghiệm máu phải nhịn ăn như xét nghiệm đường máu, mỡ máu nhưng có những xét nghiệm máu lại không phải nhịn ăn.

Sở dĩ điều này là do lúc cơ thê bạn đói, các chỉ số máu ở mức cơ sở không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Như vậy khi xét nghiệm sẽ cho kết quả trung thực nhất. Còn khi bạn ăn, thức ăn có thể ảnh hưởng tới một số chỉ số trong máu đặc biệt như đường máu, mỡ máu, do đó bác sĩ đã yêu cầu bạn nhịn ăn để làm xét nghiệm với múc đích cho kết quả có độ chính xác cao nhất.

Một số xét nghiệm máu không phải nhịn ăn bởi vì các chỉ số đó ít bị ảnh hưởng khi ta dung nạp thức ăn vào cơ thể, khi đó bác sĩ sẽ không yêu cầu bạn phải nhịn đói để lấy máu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital