Xét nghiệm acid uric là gì? hỗ trợ chẩn đoán

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm

Xét nghiệm acid uric thường được thực hiện trong chẩn đoán bệnh gout. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ xét nghiệm acid uric là gì, bên cạnh việc hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh gout, xét nghiệm này còn được sử dụng trong những trường hợp nào… Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về loại xét nghiệm này.

Xét nghiệm acid uric thường được thực hiện trong chẩn đoán bệnh gout.

Xét nghiệm acid uric thường được thực hiện trong chẩn đoán bệnh gout.

1. Xét nghiệm acid uric là gì?

Xét nghiệm acid uric trong máu được sử dụng để phát hiện nồng độ cao của hợp chất này trong máu, giúp chẩn đoán bệnh gout. Xét nghiệm này cũng được sử dụng để theo dõi nồng độ acid uric ở người đang trải qua hóa trị hoặc xạ trị cho bệnh ung thư, nhằm hạn chế tình trạng lắng đọng cấp urat tại thận với nguy cơ gây suy thận cấp.
Xét nghiệm acid uric trong nước tiểu lại hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân gây tái phát sỏi thận và theo dõi tình trạng hình thành sỏi thận ở những người bị gout.

2. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm acid uric?

Xét nghiêm acid uric máu được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ một người có nồng độ acid uric trong máu cao.

Xét nghiêm acid uric máu được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ một người có nồng độ acid uric trong máu cao.

Xét nghiêm acid uric máu được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ một người có nồng độ acid uric trong máu cao. Nồng độ acid uric trong máu cao có thể là dấu hiệu của bệnh gout – một dạng phổ biến của bệnh viêm khớp. Ngoài ra những bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị cũng có thể phải thực hiện xét nghiệm này để đảm bảo nồng độ acid uric không vượt quá mức nguy hiểm.
Xét nghiệm acid uric trong nước tiểu được chỉ định cho các trường hợp sỏi thận tái phát hoặc cần được theo dõi về tình trạng tạo thành sỏi.

3. Kết quả xét nghiệm acid uric có ý nghĩa gì?

– Xét nghiệm acid uric trong máu:
Nồng độ acid uric cao hơn mức bình thường được gọi là tăng acid uric máu và có thể do cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric hoặc thận không còn khả năng để loại bỏ hết acid uric.
Ung thư di căn, đa u tủy, bệnh bạch cầu, và điều trị ung thư cũng có thể dẫn tới tình trạng dư thừa acid uric. Bệnh thận mạn tính, nhiễm toan, nhiễm độc thai kỳ và nghiện rượu có thể gây giảm bài tiết acid uric.
Tăng nồng độ acid uric trong máu có thể  gây tình trạng lắng đọng chất này tại các khớp và mô mềm gây bệnh gout. Tinh thể acid uric lắng đọng cũng có thể tạo thành sỏi thận.
Nồng độ acid uric thấp hiếm khi xảy ra và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên nồng độ acid uric thấp có thể do một số loại bệnh gan hoặc thận, tiếp xúc với các chất độc hại hay bệnh Wilson. Các bệnh này thường được chẩn đoán bằng các xét nghiệm khác.

Xét nghiệm acid uric trong nước tiểu được chỉ định cho các trường hợp sỏi thận tái phát hoặc cần được theo dõi về tình trạng tạo thành sỏi.

Xét nghiệm acid uric trong nước tiểu được chỉ định cho các trường hợp sỏi thận tái phát hoặc cần được theo dõi về tình trạng tạo thành sỏi.

– Xét nghiệm acid uric trong nước tiểu:
Nồng độ acid uric cao trong nước tiểu có liên quan đến bệnh gout, đa u tủy, ung thư di căn, bệnh bạch cầu, và một chế độ ăn giàu purin. Những người có nguy cơ cao bị sỏi thận và nồng độ acid uric trong nước tiểu cao, có thể cần phải sử dụng thuốc để ngăn ngừa hình thành sỏi.
Nồng đọ acid uric trong nước tiểu thấp được quan sát thấy ở những người mắc bệnh thận, nghiện rượu mạn tính và ngộ độc chì.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital