Virus HPV: Tác nhân chính gây ung thư cổ tử cung

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Chủng virus HPV là một trong những tác nhân lớn gây nên ung thư cổ tử cung ở chị em phụ nữ. Đây là một loại virus bị lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, biểu hiện nhiễm bệnh của virus khá mờ nhạt, khiến cho bệnh nhân không thể biết được rằng mình đang mắc bệnh và có xu xướng chủ quan với chúng. Vậy HPV nguy hiểm như thế nào? Làm sao có thể bảo vệ được bản thân trước những nguy cơ mắc bệnh? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết ngay hôm nay.

1. Trạng nhiễm virus HPV và ung thư cổ tử cung tại Việt Nam và trên thế giới

Ung thư cổ tử cung được xem là loại bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trên toàn thế giới. Ước tính có đến 569.847 trường hợp mắc mới và 311.365 trường hợp tử vong trong năm 2018. Tại Việt Nam có đến khoảng 4.177 trường hợp ung thư cổ tử cung được chẩn đoán hàng năm. Trong đó có khoảng 2.420 ca tử vong ( số liệu được ước tính cho năm 2018)

Phụ nữ nằm trong độ tuổi từ 15 đến 44 có nguy cơ cao nhất mắc ung thư cổ tử cung. Trong đó, tỷ lệ nhiễm virus HPV ở phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung lần lượt là: 48,5% với chủng HPV 16; 34,3% đối với chủng HPV 18.

Ngoài việc là tác nhân gây nên ung thư cổ tử cung, nhiễm HPV cũng gây nên các bệnh ung thư ngoài đường tình dục, như là: ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn, dương vật, hầu họng.

HPV - Tác nhân gây ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là loại bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trên toàn thế giới

Virus HPV có khả năng cao lây truyền cho bất cứ người nào đã từng trải qua quan hệ tình dục. Lây truyền qua việc tiếp xúc giữa da với da, tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo và hậu môn từ những người đã bị nhiễm bệnh.

Việc hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục cũng đều có thể lây nhiễm virus HPV. Virus này có thể lây nhiễm ngay cả khi người truyền bệnh không có bất kỳ dấu hiệu nào. Người đã quan hệ tình dục sẽ có khả năng cao mắc bệnh khi:

– Bắt đầu quan hệ tình dục từ quá sớm

– Bị tổn thương vùng ngoài da của bộ phận sinh dục

– Quan hệ với nhiều người cùng một lúc

2. Bạn nên làm gì để bảo vệ bản thân trước chủng virus HPV?

Bất kỳ ai khi có đã có quan hệ tình dục thì đều mắc nguy cơ lây nhiễm HPV. Bởi vì không phải bất cứ lúc nào người nhiễm HPV cũng sẽ có những triệu chứng. Nếu như bạn đã có quan hệ tình dục thì cách tốt nhất để bảo vệ đó chính là sử dụng bao cao su.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cách bảo vệ an toàn nhất nhưng sẽ không thể triệt để. Bởi vì, bao cao su không thể bao phủ toàn bộ vùng da xung quanh bộ phận sinh dục. Đây là nơi mà virus dễ dàng xâm nhập.

Tiêm Vắc xin phòng chống HPV 95% khả năng phòng ngừa đến hơn 95% 4 loại bệnh có nguy cơ cao như là: Ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ (HPV 16,18); Mụn sinh dục, hậu môn (HPV 6,11).

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất giúp bạn phòng ngừa và bảo vệ mình trước chủng virus HPV. Bên cạnh đó, bạn hãy nên thường xuyên dành thời gian kiểm tra xét nghiệm PAP ngay cả khi bạn đã được tiêm phòng HPV. Thời gian xét nghiệm nên nằm trong khoảng 3 năm kể từ khi quan hệ tình dục lần đầu tiên. Sau đó, bạn nên xét nghiệm thêm HPV theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Nên làm gì để bảo vệ bản thân trước ung thư cổ tử cung

Tiêm vắc xin là cách phòng ngừa tốt nhất giúp bảo vệ bạn trước chủng virus HPV

3. Khi nào nên tiêm phòng để phòng chống Virus HPV?

9-16 tuổi là độ tuổi đẹp nhất và phù hợp nhất để tiêm vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Bởi vì, tiêm vắc xin càng sớm thì khả năng đáp ứng hệ miễn dịch càng cao, do kháng thể được sản sinh ra nhiều hơn.

Lý do thứ 2 đó là không phải 100% những người bị nhiễm virus HPV đều qua đường tình dục. Mà có khả năng nhiễm bệnh do tiếp xúc với đồ lót, đồ bơi,… Bên cạnh đó, nhiều bạn nhỏ hiện nay có xu hướng quan hệ tình dục sớm hơn độ tuổi quy định, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bố mẹ. Vì vậy, càng tiêm phòng sớm sẽ càng bảo vệ được bản thân trước những nguy cơ lây nhiễm.

Có nhiều câu hỏi được đặt ra là: “Nếu đã quan hệ tình dục thì việc tiêm vắc xin phòng ngừa có còn tác dụng nữa hay không?”. Trên thực tế, khi đã quan hệ tình dục thì bạn đã có nguy cơ cao nhiễm một số chủng HPV. Tuy nhiên, điều này không thể nói lên tất cả. Việc tiêm vắc xin phòng ngừa sẽ giúp bạn phòng chống các chủng có nguy cơ cao chưa mắc phải.

virus HPV

Giai đoạn từ 9-16 tuổi là độ tuổi phù hợp nhất để tiêm ngăn ngừa ung thư cổ thử cung

4. Thời gian phát triển của ung thư cổ tử cung là bao lâu?

Rất khó để có thể xác định chính xác thời gian phát triển thành ung thư cổ tử cung trong cơ thể phụ nữ. Cho dù đối với những người đã xét nghiệm PAP smear bình thường thì cũng có thể đã mang virus HPV trong cơ thể.

Khi bệnh nhân bị nhiễm và hệ thống miễn dịch không phát hiện được virus thì sau đó sẽ có nguy cơ phát triển thành các tổn thương tiền ung thư. Chẳng hạn như những tổn thương cấp cao của căn bệnh ung thư cổ tử cung. Theo thời gian, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời thì “Tổn thương cấp cao” sẽ phát triển thành ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung có khả năng xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt trong đó là nữ giới trong giai đoạn từ 35-40 tuổi. Riêng tại Việt Nam thì ung thư cổ tử cung phát triển ở những đối tượng nữ giới từ 15-44 tuổi. Trung bình, thời gian trung bình từ khi người bệnh nhiễm virus HPV cho đến khi phát triển thành ung thử cổ tử cung sẽ kéo dài từ 10-15 năm. Chính vì thế, thăm khám và tiêm vắc xin phòng ngừa sớm chính là cách để phụ nữ phòng tránh và bảo vệ bản thân trước ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.

5. Người mắc ung thư cổ tử cung có bị ảnh hưởng đến tính mạng hay không?

Khi nhắc đến ung thư cổ tử cung, đa số bệnh nhân sẽ lo lắng rằng đây là loại bệnh “vô phương cứu chữa”. Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày nay, nếu như bệnh nhân phát hiện được bệnh sớm và có phác đồ điều trị kịp thời thì khả năng sống sót là rất cao.

Cụ thể, nếu như bệnh nhân được phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu – tức là chưa có dấu hiệu xâm lấn, thì sau khi được chữa trị khả năng sống sót lên đến 99%. Thậm chí, bệnh nhân vẫn có thể bảo vệ thiên chức làm mẹ như những người phụ nữ thông thường khác.

Tuy nhiên, nếu như bệnh nhân đã bị bước sang giai đoạn xâm lấn, tỉ lệ sống sốt sau 5 năm khoảng 66%. Tỷ lệ này sẽ còn phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của ung thư trong quá trình điều trị:

– Đối với trường hợp bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung xâm lấn là 92%.

– Đối với bệnh nhân khi ung thư đã lan ra các mô và cơ quan xung quanh là 56%.

– Đối với bệnh nhân tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận xa trên cơ thể là 17%.

Ung thư cổ tử cung có khả năng chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời

Ung thư cổ tử cung có khả năng chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời

Hy vọng rằng, bài viết hôm nay đã mang tới cho bạn cái nhìn rõ nét hơn về mối liên hệ giữa chủng virus HPV và ung thư cổ tử cung. Hãy luôn bảo vệ mình sớm nhất có thể để ngăn ngừa những căn bệnh liên quan đến virus HPV bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital