Viêm ruột thừa có mấy giai đoạn?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Phí Thị Quang

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Viêm ruột thừa là bệnh lý nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Vậy nhận biết viêm ruột thừa qua những dấu hiệu nào, viêm ruột thừa có mấy giai đoạn? Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Dấu hiệu viêm ruột thừa

viem-ruot-thua-co-may-giai-doan-1-compressor

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm

Đau bụng: Đây là triệu chứng đầu tiên và điển hình nhất khi viêm ruột thừa. Khi bị đau ruột thừa thường kéo dài khoảng từ 1 – 12 tiếng, vị trí đau ở bên phải, xung quanh rốn ở vùng thượng vị tiếp đến con đau chuyển dần xuống bụng dưới cạnh hố chậu bên phải, lúc này cơn đau thường âm ỉ và đôi khi đau dữ dội.

Bên cạnh đau viêm ruột thừa người bệnh có thể gặp các biểu hiện khác như:

– Chán ăn kèm cảm giác buồn nôn: đa số người mắc bệnh viêm ruột thừa đều gặp phải biểu hiện chán ăn và có cảm giác buồn nôn.

– Sốt: Sốt thường là giai đoạn sau của viêm ruột thừa, người bệnh thường sốt khoảng 38 – 39 độ C.

– Khó đi tiểu và tiểu dắt: Khi đau ruột thừa người bệnh thường đau khiến việc đi tiểu trở nên khó khăn hơn.

– Khó đi tiện: Lúc này có thể  một vài ngày người bệnh không đi đại tiện được khiến đoạn ruột thừa bị viêm nổi cục và sưng cứng vùng bụng dưới bên phải.

Người đau ruột thừa thường có triệu chứng đau bụng, khó chịu, đôi khi có sốt

Viêm ruột thừa có mấy giai đoạn?

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến viêm ruột thừa. Đây là khi trong lòng ruột thừa bị bít tắc, bởi sự quá sản của tổ chức lympho ở thành ruột thừa dẫn đến hiện tượng tắc lòng ruột thừa. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân gây tắc khác như: bị sỏi phân, ký sinh trùng chui vào ruột thừa hay là các dị vật như hạt quả chui vào… Vậy viêm ruột thừa có mấy giai đoạn? Bạn cần nắm được để theo dõi bệnh tốt hơn.

Giai đoạn viêm ruột thừa xung huyết

Nếu lòng ruột thừa bị tắc sẽ dẫn đến hiện tượng ứ đọng dịch tiết từ đó làm tăng áp lực ở trong lòng ruột thừa, gây ứ trệ tuần hoàn khiến vi khuẩn phát triển sau đó chuyển chất tiết thành mủ, làm viêm và phù thành ruột thừa đồng thời xuất hiện những vết loét ở niêm mạc của ruột thừa. Lúc này, mổ sẽ thấy trong ổ bụng có nước dịch tiết ở bên trong, có vô khuẩn ở vùng hố chậu bên phải, ruột thừa sưng to đồng thời các mạch máu cũng giãn to ở trên thành ruột thừa.

viem-ruot-thua-co-may-giai-doan-3

Người đau ruột thừa cần được thăm khám và điều trị kịp thời

Giai đoạn viêm ruột thừa mủ

Nếu giai đoạn viêm ruột thừa xung huyết tiếp tục phát triển thì sẽ làm gia tăng áp lực và gây ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch cũng như dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng các bộ phận xung quanh. Khi đó, vi khuẩn sẽ phát triển ra thành ruột thừa nên khi mổ ở giai đoạn này sẽ thấy ở trong ổ bụng thường có dịch đục, hiện tượng ruột thừa viêm mọng, thấy có giả mạc xung quanh và trong lòng chứa mủ.

Giai đoạn áp xe ruột thừa

Ở trường hợp này, mạch máu ruột thừa bị tắc bởi huyết khối nhiễm trùng do một số vi khuẩn yếm khí gây nên hoại tử ruột thừa, trên thành ruột thừa thường xuất hiện những nốt hoại tử hoặc toàn bộ ruột thừa có màu cỏ úa trông mủn nát. Đến giai đoạn cuối cùng ruột thừa bị thủng sẽ khiến mủ chảy ra ngoài. Tuy nhiên nếu được khu trú bởi các tổ chức xung quanh như ruột, mạc nối hay phúc mạc kết dính lại tạo áp xe ruột thừa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital