Viêm nấm phụ khoa là một trong số những bệnh phụ khoa nhiều phụ nữ gặp phải nhất. Đặc biệt, bệnh lý này không chừa một ai. Bất cứ đối tượng, độ tuổi nào cũng có thể là “nạn nhân” của dạng viêm này. Tuy nhiên, không phải ai cũng nâng cao cảnh giác với viêm phụ khoa do nấm.
Menu xem nhanh:
1. Viêm nấm phụ khoa là gì?
Tình trạng viêm nấm phụ khoa không quá hiếm gặp. Theo các bác sĩ chuyên khoa, có tới 95% phụ nữ bị viêm nấm phụ khoa ít nhất 1 lần trong đời.
Bệnh lý này không đến từ tác nhân nào khác ngoài nấm Candida – một loại nấm luôn tồn tại trong cơ thể người. Nấm Candida tồn tại với số lượng ổn định, cân bằng với các vi khuẩn, lợi khuẩn trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu môi trường tồn tại của nấm Candida có sự thay đổi, tế bào nấm dễ dàng tăng sinh và gây tổn thương tới các vùng của cơ thể.
Với môi trường ẩm ướt như âm đạo, việc nấm Candida tăng sinh, tấn công sâu là điều dễ xảy ra. Đặc biệt, do nấm trú ngụ phần lớn tại niêm mạc âm đạo nên các triệu chứng điển hình có thể nhận biết rất rõ.
Nấm Candida phát triển trong môi trường âm đạo có liên quan tới việc sử dụng kháng sinh phổ rộng và kéo dài. Nấm cũng thường tấn công những đối tượng phụ nữ có vấn đề bất thường tại âm đạo như phụ nữ mang thai, dịch âm đạo tiết ra nhiều, pH âm đạo thay đổi, thấp hơn bình thường, phụ nữ bị tiểu đường hoặc bị các vấn đề về kinh nguyệt.
Ngoài ra, nếu bạn để cho vùng kín bị tổn thương do vệ sinh không đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn,… việc nấm Candida tấn công, gây viêm nấm là hoàn toàn có thể.
2. Viêm nấm đến từ đâu? Triệu chứng bệnh tiến triển ra sao?
2.1. Nguyên nhân nào khiến chị em bị viêm nấm phụ khoa?
Viêm nấm âm đạo, phụ khoa có thể tấn công bạn bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, có những nguyên nhân phổ biến sau khiến tế bào nấm Candida tăng sinh và khó kiểm soát.
– Chị em sử dụng những loại dung dịch vệ sinh có độ pH không phù hợp, tác động quá sâu khi vệ sinh vùng kín, gây tổn thương, khiến nấm có cơ hội tấn công.
– Sử dụng đồ lót không phù hợp, chất liệu bí khí, không thông thoáng, không thoát ẩm tốt.
– Không giữ vệ sinh đúng khi tới ngày hành kinh.
– Máu kinh ra nhiều, kéo dài, gây mất cân bằng môi trường âm đạo và khiến nấm dễ tăng lên nhanh chóng.
– Phụ nữ có thai, dịch âm đạo tiết ra nhiều.
– Phụ nữ bị tiểu đường, đường trong máu và dịch âm đạo khiến nấm có môi trường lý tưởng để sinh sôi.
– Quan hệ không an toàn, không sử dụng bao cao su, lây nhiễm nấm từ bạn tình.
2.2. Những triệu chứng của viêm nấm tiến triển ra sao?
Nấm âm đạo tồn tại nhiều ở niêm mạc âm đạo, vì vậy những triệu chứng có thể nhận biết được rõ ràng. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần nắm rõ các triệu chứng này tiến triển ra sao để có thể chủ động điều trị và phòng ngừa bệnh có diễn biến quá nghiêm trọng.
– Đầu tiên, khi nấm có dấu hiệu tăng sinh có nghĩa là môi trường âm đạo đã thay đổi. Dịch âm đạo tiết ra nhiều, có màu trắng, bị vón cục. Nấm phát triển khiến cho khí hư tại vùng kín có mùi hôi, nồng, đặc biệt mùi trở nên nặng hơn vào những ngày khí hậu, thời tiết nóng nực.
– Tiếp theo, khi nấm đã tấn công và đi vào quá trình gây viêm nhiễm, âm đạo sẽ có cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát, khó chịu khi đi vệ sinh và quan hệ tình dục.
– Khi nấm ở vào giai đoạn cấp tính, âm đạo có thể bị sưng nề, phù khắp phần môi lớn, môi bé và cả bẹn, đùi.
– Viêm nấm phát triển thành mãn tính, tình trạng bệnh có thể diễn biến nặng hơn, ngứa rát nhiều hơn, thậm chí niêm mạc âm đạo có thể bị loét. Lúc này, khí hư cũng sẽ nhiều hơn, mùi nặng hơn và chị em có thể cần tới sự hỗ trợ của băng vệ sinh hàng ngày. Nếu viêm kéo dài, âm đạo có thể chảy máu bất thường.
Một trong những đặc điểm dễ thấy khác của viêm nấm mãn tính chính là tình trạng tái phát nhiều lần. Viêm tái phát có thể khiến cho âm đạo của người phụ nữ ngày càng bị tổn thương nặng nề hơn, gây ra những ảnh hưởng đáng tiếc, thậm chí ảnh hưởng tới cả khả năng sinh sản.
3. Tình trạng viêm nấm phụ khoa tái phát thường xuyên khiến chị em phải cảnh giác
Viêm nấm có khả năng lan rộng nhanh, đồng thời cũng có thể tái phát thường xuyên nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm.
Như đã chia sẻ, nấm Candida thường trú ngụ nhiều trong âm đạo của người phụ nữ. Lúc này, nếu môi trường âm đạo có sự thay đổi, pH thấp, nấm có thể nhanh chóng tấn công vào sâu hơn. Đến khi điều trị, nếu không điều trị “tới nơi tới chốn”, tình trạng này có thể tái diễn liên tục.
Việc viêm nấm tái phát thường xuyên thường do:
– Người bệnh điều trị chưa triệt để, sử dụng thuốc không đúng với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nấm chưa được tiêu diệt hẳn, dễ phát triển trở lại và thậm chí có khả năng nhờn thuốc.
– Tự ý sử dụng thêm các loại thuốc khác khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
– Sử dụng lại đồ dùng, vật dụng đã dùng khi còn bị nấm. Nấm có thể tồn tại rất lâu trên đồ dùng, vải, quần chip và lây nhiễm ngược trở lại âm đạo.
– Không kiêng cữ trong quan hệ tình dục khi đang bị nấm. Nấm có thể lan sang bạn tình và lây ngược trở lại khi bạn đã khỏi bệnh.
– Không chú ý vấn đề vệ sinh sau khi điều trị thành công, khiến cho môi trường âm đạo mất cân bằng và tiếp tục bị ảnh hưởng bởi nấm.
Viêm nấm phụ khoa tái phát nhiều có thể gây ra một vài biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe phụ khoa và sức khỏe sinh sản.
– Viêm nấm lan sâu, gây viêm tới các cơ quan bên trong như tử cung, cổ tử cung, phần phụ, vùng chậu, khiến cho những cơ quan này bị viêm và khó xử lý.
– Viêm kéo dài, làm cho âm đạo đau đớn, tổn thương, khiến chị em ngại quan hệ, từ đó ảnh hưởng tới thời gian, kế hoạch sinh con.
– Tế bào nấm phát triển nhiều tại âm đạo có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, làm cho tỷ lệ thụ thai thành công giảm thấp, nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
– Nấm phát triển, làm ảnh hưởng tới các mẹ bầu. Nấm có thể ăn sâu vào tử cung và khiến cho vùng da, mắt, môi miệng của bé bị viêm loét, nhiễm khuẩn.
– Bị nấm âm đạo kéo dài, người mẹ có thể đối diện với nguy cơ sinh non, sảy thai, thai ngoài tử cung,… thậm chí ảnh hưởng tới việc có thể sinh thường hay không.
– Viêm nấm tái phát nhiều lần khiến cho khả năng tự miễn, lợi khuẩn của âm đạo mất dần đi. Tử cung có thể bị tổn thương diện tích lớn, từ đó dẫn đến nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung, ung thư tại buồng trứng,…
4. Điều trị viêm nấm phụ khoa như thế nào để đạt hiệu quả tốt?
Ngay từ khi phát hiện những dấu hiệu bất thường tại âm đạo, người bệnh cần thực hiện khám, làm các xét nghiệm dịch âm đạo tại các cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán chính xác bản thân có bị viêm nấm hay không.
Phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng là soi tươi dịch âm đạo, nhuộm Gram phát hiện tác nhân nấm Candida trong mẫu bệnh phẩm. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành khám sơ bộ phần ngoài để xác định chính xác mức độ tổn thương của người bệnh.
Thực hiện điều trị nấm với thuốc kháng nấm, kháng sinh là giải pháp an toàn, hiệu quả nhất trong việc loại bỏ triệt để tế bào nấm trong âm đạo. Những loại thuốc được sử dụng có thuốc uống, thuốc đặt và thuốc bôi tại chỗ. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định: Fluconazole, Teconazole, Clotrimazole và Miconazole. Tác dụng phụ của những loại thuốc này thường rất hiếm gặp. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh tình trạng nhờn thuốc, người bệnh vẫn cần thăm khám cẩn thận và nhận chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu chị em đang băn khoăn lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng, hãy tham khảo Thu Cúc TCI. Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI có nhiều cơ sở trên toàn thành phố, với dịch vụ thăm khám sức khỏe phụ khoa toàn diện, chị em sẽ được các bác sĩ chuyên khoa Phụ có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao thăm khám tận tình, cẩn thận. Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, cho kết quả xét nghiệm nhanh chóng, chính xác sẽ giúp chị em có một phác đồ điều trị phù hợp, dứt điểm bệnh, không lo ngại tái phát.
Viêm nấm phụ khoa là bệnh lý phụ khoa rất dễ mắc phải, tái phát nhiều lần và có thể để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng về lâu dài. Vậy nên, việc hiểu rõ và phát hiện sớm bệnh là cần thiết, không chỉ giúp điều trị hiệu quả mà còn giúp chị em bảo vệ sức khỏe phụ khoa, cơ quan sinh dục của mình tốt hơn.