Viêm lợi loét hoại tử cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Viêm lợi loét hoại tử cấp là một loại bệnh lý răng miệng khởi phát rất đột ngột. Đây là một trong những bệnh lý do nướu lợi của người bệnh bị nhiễm trùng khá hiếm gặp. Do đây là một trong những bệnh lý tiềm ẩn nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm nên người bệnh cần phải cảnh giác trước những triệu chứng của bệnh.

1. Viêm lợi loét hoại tử cấp là bệnh gì?

viêm lợi loét hoại tử cấp

Viêm lợi loét hoại tử cấp là tình trạng viêm nhiễm lợi nặng, đe dọa trự tiếp đến sức khỏe của người bệnh với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khi vi khuẩn gây hại cho răng miệng tích tụ lâu ngày mà không được xử lý và tiêu diệt sẽ khiến cho vùng nướu của người bệnh bị viêm nhiễm. Theo thời gian, các cấu trúc của lợi bị hoại tử. Đây chính là khi tình trạng viêm nướu hoại tử lở loét xảy ra và gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Thông thường, độ tuổi thường mắc bệnh lý viêm lợi loét hoại tử là thanh thiên và số lượng người mắc chỉ chiếm từ 0.5 – 1% dân số hiện nay. Bệnh thường tập trung phổ biến ở các khu vực có điều kiện sống thấp và chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, khiến cho các bệnh viêm nhiễm dễ lây lan và tăng cao.

Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý suy giảm hệ miễn dịch hoặc những người bệnh có tiền sử bị viêm lợi cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng bệnh lý này.

2. Khi bị viêm lợi loét hoại tử cấp, người bệnh có dấu hiệu gì?

Đối với tình trạng này, các biểu hiện của nó khá giống với các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm lợi thông thường. Tuy nhiên, so với mức độ thì các biểu hiện sẽ nghiêm trọng hơn và thời gian phát triển của bệnh cũng nhanh hơn.

Các dấu hiệu của viêm nướu loét hoại tử bao gồm:

– Người bệnh cảm thấy đau nhức vùng lợi, thậm chí cảm giác đau nhức còn lan sang các vùng khác

– Cơn đau phát triển nhanh, ngày càng đau đớn, tần suất nhiều hơn và dữ dội hơn

– Các mô ở lợi có dấu hiệu bị hoại tử

– Vùng nướu và kẽ răng viêm nhiễm có màu vàng hoặc xám bất thường

– Ở giữa các kẽ răng xuất hiện các nốt nhỏ có dấu hiệu bị lở loét

– Chân răng bị chảy máu kể cả khi không tác động vào

– Mùi hôi xuất hiện ở miệng của người bệnh

– Nhiều trường hợp bệnh nhân lên cơn sốt và người luôn trong trạng thái mệt mỏi

– Cổ của người bệnh có hạch bạch huyết sưng to vướng víu

Người bệnh cần đi thăm khám với bác sĩ Nha khoa ngay nếu có từ 3 dấu hiệu trở lên vì đây là dấu hiệu người bệnh có khả năng cao lợi bị viêm nhiễm nặng và có nguy cơ tiến triển thành viêm lợi hoại tử lở loét.

3. Những lý do khiến cho tình trạng viêm nướu lở loét hoại tử xảy ra

viêm lợi loét hoại tử cấp

Có rất nhiều lý do khiến cho lợi bị viêm nhiễm lở loét và hoại tử, một trong số đó là do việc vệ sinh của người bệnh chưa đúng cách.

Đây là bệnh lý thường do sự mất cân bằng của hệ vi sinh gây nên, chủ yếu là do cách vệ sinh răng miệng của người bệnh chưa tốt. Ngoài ra, bệnh còn có thể xuất hiện do các nguyên nhân như:

– Vụn thức ăn và mảng bám mắc kẹt ở các kẽ răng và chân răng lâu ngày mà không được xử lý đúng cách khiến lợi bị viêm nhiễm

– Người bệnh có tiền sử bị bệnh đái tháo đường và gây biến chứng

– Thực đơn dinh dưỡng thiếu chất, mất cân đối

– Người bệnh bị căng thẳng, lo âu trong thời gian dài

– Thói quen hút thuốc lá hoặc nhai thuốc lá lâu năm

– Có tiền sử bị viêm nhiễm răng miệng hoặc vòm họng

– Hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng không đủ khỏe để có thể phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh

4. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý viêm lợi bị lở loét và hoại tử cấp

Khi mắc bệnh lý viêm nhiễm nặng này, người bệnh có nguy cơ cao mắc các biến chứng rất nguy hiểm như:

– Bệnh lý sẽ hủy hoại dần các mô lợi, má môi và nặng hơn nữa là xương hàm

– Nếu tình trạng viêm nhiễm không được điều trị dứt điểm trong thời gian dài, các dây chằng ở khoang miệng và xương hàm sẽ tiêu biến dần, từ đó, chân răng bị hoại tử, bề mặt răng bị bào mòn và khiến cho răng lung lay, có khả năng khiến người bệnh mất răng vĩnh viễn

– Lợi hay bị chảy máu kể cả khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng hay thậm chí không có tác động nào, máu vẫn có thể chảy.

– Khi lợi viêm nhiễm nặng, các hại khuẩn sẽ đi theo hệ thống tuần hoàn đi khắp cơ thể và gây ra nhiều bệnh lý như các bệnh tim mạch, các bệnh liên quan đến não bộ,…

– Khi số lượng vi khuẩn gây hại tập trung quá nhiều ở ổ viêm, người bệnh có nguy cơ gặp phải tình trạng nhiễm trùng máu

– Người phụ nữ đang trong quá trình mang thai mắc bệnh viêm lợi có thể khiến cho trẻ bị sinh non, sinh thiếu cân.

5. Điều trị viêm nướu hoại tử lở loét ra sao?

viêm lợi loét hoại tử cấp

Để điều trị bệnh lý này, bác sĩ cần phải điều trị theo từng giai đoạn để có thể xử lý triệt để tình trạng viêm nhiễm cũng như ngăn ngừa sự tái phát có thể diễn ra sau này.

Khi bệnh được phát hiện sớm và can thiệp điều trị ngay từ giai đoạn đầu, việc xử lý rất dễ dàng, cũng có thể ngăn ngừa được các biến chứng có thể xảy ra tốt hơn. Viêm lợi hoại tử lở loét cấp cũng vậy. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được can thiệp kịp thời bằng phương pháp trị liệu của các bác sĩ Nha khoa uy tín.

Thông thường, để điều trị bệnh lý này, người bệnh cần trải qua 4 giai đoạn chính:

5.1. Giai đoạn 1:

Ở giai đoạn đầu tiên này, bác sĩ sẽ tập trung làm giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức răng cũng như sử dụng các kỹ thuật nhằm chặn đứng lại sự lây lan rộng hơn của vết loét bị hoại tử:

– Các bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ kỹ thuật để có thể xử lý được triệt để phần lợi đã bị hoại tử

– Trong quá trình điều trị này, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc để có thể giảm đau tốt hơn

– Nếu người bệnh gặp biến chứng như sốt, nổi hạch và hệ miễn dịch kém đi thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm các loại kháng sinh để can thiệp

5.2. Giai đoạn 2:

Sau giai đoạn 1, bác sĩ sẽ tiếp tục liệu trình điều trị với việc ngăn chặn hoàn toàn tình trạng viêm nhiễm xảy ra với vùng lợi của người bệnh bằng cách:

– Lấy vôi răng và mảng bám sạch sẽ cho người bệnh

– Hướng dẫn cho người bệnh làm thế nào để có thể vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cũng như xây dựng thực đơn đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày tại nhà

– Chỉ định sử dụng các loại nước súc miệng có tác dụng kháng khuẩn để người bệnh áp dụng hàng ngày

5.3. Giai đoạn 3:

Khi bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn và cần mất nhiều thời gian hơn để điều trị, bác sĩ sẽ suy nghĩ đến việc chỉ định phẫu thuật với mục đích có thể làm sạch cũng như lấp đầy khoảng trống bị hở ở chân răng viêm nhiễm. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện bọc sứ hoặc trám lại răng cho người bệnh để có thể bảo vệ tối đa răng thật.

5.4. Giai đoạn 4:

Sau khi phẫu thuật, việc khôi phục và chăm sóc răng miệng sao cho lành nhanh chóng là rất quan trọng. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định cho người bệnh tiếp tục vệ sinh răng miệng theo đúng như những gì bác sĩ đã hướng dẫn. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ theo dõi và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo bệnh lý không còn tái nhiễm và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

Mặc dù đây là bệnh lý hiếm gặp nhưng những hậu quả mà nó mang lại khi không được điều trị kịp thời là rất nguy hiểm. Do đó, ngay khi cảm nhận và quan sát thấy các dấu hiệu của bệnh, hãy đến các cơ sở Nha khoa uy tín để được thăm khám cũng như điều trị càng sớm càng tốt

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital