Viêm gan B cấp là bệnh lây nhiễm do virus viêm gan B hay còn gọi là HBV gây ra. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm viêm gan B cấp tính
Viêm gan B cấp tính thường phát bệnh đột xuất và kéo dài trong khoảng thời gian ngắn. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh này phục hồi hoàn toàn sau khoảng 1 – 2 tháng điều trị.Bên cạnh đó cũng có các trường hợp viêm gan B cấp tính kéo dài dai dẳng qua nhiều năm và phát triển thành suy gan. Vì vậy ngay khi phát hiện ra bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt để tránh những hệ lụy xảy ra.
2. Viêm gan B lây truyền qua các con đường nào?
Virus HBV tồn tại nhiều nhất trong máu và máu mủ từ các vết thương. Chúng còn có trong tinh dịch, chất dịch từ âm đạo,…Nhưng với tỷ lệ thấp hơn. Lây nhiễm xảy ra khi người khỏe mạnh tiếp xúc với máu, chất dịch có chứa vi khuẩn.
– Lây bệnh khi dùng chung bơm kim tiêm, kim xăm mình, kim xăm làm đẹp,…
– Quan hệ tình dục không lành mạnh với người đồng giới hoặc khác giới.
– Mẹ truyền sang con trong giai đoạn mang thai và những tháng đầu sau khi sinh.
– Sống chung, dùng chung các đồ cá nhân với người bị bệnh như: Dạo cạo râu, cắt móng tay, bàn chải,…
Có một lượng nhỏ virus viêm gan B ở trong nước bọt, tuy nhiên việc lây qua còn đường này rất khó. Chỉ trừ trường hợp nước bọt của người bệnh dính vào các vết thương hở của người khỏe mạnh.
Đặc biệt viêm gan B không lây lan qua đường hô hấp như: Hôn nhau, hắt hơi, nước mũi,…
3. Các dấu hiệu của bệnh viêm gan B cấp
Bệnh viêm gan B cấp tính thường không có các triệu chứng rõ ràng hoặc quá nhẹ. Người bệnh nếu không tinh ý thường bỏ qua vì vậy khó để phát hiện sớm. Đa số khi bệnh viêm gan B đã trở nặng thì bệnh nhân mới phát hiện ra. Tuy nhiên nếu chú ý chăm sóc và để ý cơ thể thì sẽ phát hiện ra các dấu hiệu bất thường như:
– Luôn trong trạng thái mệt mỏi, ăn không ngon miệng, biếng ăn.
– Cảm thấy khó chịu, nôn nao.
– Có thể sốt nhẹ vào buổi chiều.
– Thi thoảng có cảm giác đau nhói ở vùng dưới xương sườn bên phải của bụng. Đây là vị trí của gan.
– Sắc tố da chuyển sang màu vàng hơn bình thường. Hiện rõ nhất ở các bộ phận như: Lòng bàn tay, lòng bàn chân. Nặng hơn thì người bệnh có thể bị vàng lòng trắng của mắt.
4. Các cách điều trị viêm gan B cấp tính hiệu quả
Trong giai đoạn điều trị bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối theo những yêu cầu của bác sĩ. Việc không chấp hành theo phác đồ điều trị của bác sĩ dễ khiến bệnh viêm gan B cấp tính ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Hiện nay có một số hướng để chữa bệnh như:
4.1 Điều trị viêm gan B cấp theo hướng dùng thuốc hỗ trợ và phẫu thuật can thiệp
Điều trị viêm gan B cấp bằng nucleoside đường uống hoặc các chất đồng đẳng của nucleotide có thể kéo dài thời gian phát triển của bệnh. Với trường hợp bệnh nặng, khẩn cấp thì ghép gan là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên việc ghép gan không hề đơn giản, dễ thực hiện. Chi phí cho một ca ghép gan khá đắt đỏ. Chưa kể tới việc tìm được người hiến gan và gan tương thích cũng là cả một quá trình khó khăn. Đối với người trưởng thành nếu không thực hiện ghép gan sẽ khó lòng duy trì sự sống. Trẻ em có khả năng sống sót cao hơn nếu không được ghép gan.
4.2 Chế độ ăn uống cho người viêm gan B cấp
Khi cơ thể nhiễm bệnh viêm gan B cấp tính thì virus sẽ tàn phá các tế bào gan khiến chức năng của chúng suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh điều trị bằng thuốc và phẫu thuật ghép gan thì chế độ ăn uống cũng giúp hỗ trợ sức khỏe của người bệnh đáng kể.
– Người bị viêm gan B cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày để dễ tiêu hóa.
– Các thực phẩm như: Gạo lứt, rau xanh, cà rốt, cam, chuối,…rất dễ hấp thụ và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
– Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều gia vị: Muối, dầu mỡ, nội tạng động vật,…Vì chúng sẽ khiến gan phải làm việc quá sức để trao đổi chất.
– Nếu có thể nên kiêng hoàn toàn thực phẩm có hàm lượng chất béo cao. Hiện nay nhiều người đã chọn đổi sang các loại dầu thực vật như: Dầu oliu, dầu hạt cải, dầu gấc,…Không chỉ những người bị viêm gan B mà những bệnh khác cũng nên sử dụng các loại dầu trên để tốt cho sức khỏe về lâu về dài.
– Hạn chế tối đa bia rượu, chất kích thích vì chúng là tác nhân ảnh hưởng đến gan vô cùng lớn.
– Nên vận động nhiều, tham gia các câu lạc bộ thể dục thể thao để cơ thể dẻo dai, mạnh khỏe.
– Uống nhiều nước mỗi ngày giúp các bộ phận bên trong cơ thể hoạt động trơn tru.
4.3 Chế độ nghỉ ngơi điều độ
Con người trong xã hội hiện đại mắc nhiều bệnh hơn ngày xưa do chưa biết cách nghỉ ngơi hợp lý. Để tăng đề kháng cho sức khỏe người bệnh cần kiên trì tập các bộ môn như: Bơi lội, thiền, yoga,…Các môn thể thao này giúp kiểm soát cân nặng, phòng tránh được các bệnh lý như: Gan nhiễm mỡ, béo phì,…Vận động cơ thể giúp giúp nâng cao hệ miễn dịch giúp cơ thể chống chọi lại các virus gây bệnh.
Mỗi người nên biết cách sắp xếp công việc sao cho cân bằng và hợp lý để tránh căng thẳng. Quá trình điều trị viêm gan B cấp tính sẽ được rút ngắn nếu bệnh nhân xây dựng được chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tinh thần lạc quan, vui vẻ.
5. Nên phòng ngừa viêm gan B cấp như thế nào?
Phương pháp hiệu quả và lâu dài nhất hiện nay chính là tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Vắc xin viêm gan B cung cấp sự bảo vệ tốt nhất để chống lại virus gây viêm gan B. Vắc xin phòng bệnh gồm có 3 liều và được yêu cầu tiêm trong vòng nửa năm. Bên cạnh đó cũng có thể kết hợp với thuốc ngừa viêm gan A.
– Tuyệt đối không dùng bơm kim tiêm các loại để tránh lây lan virus từ người bệnh sang người khỏe.
– Luôn dùng biện pháp khi quan hệ tình dục để tự bảo vệ bản thân cũng như bạn tình.
– Không dùng chung các đồ dùng vệ sinh cá nhân như: Bàn chải, khăn mặt, dao cạo râu, bấm móng tay,…Virus có thể lây lan qua các vết thương vô cùng nhỏ.
– Trước khi mang thai nên khám sức khỏe tổng quát để tầm soát nguy cơ nhiễm viêm gan B để tránh lây từ mẹ sang con.
Viêm gan B cấp tính mang lại không ít lo lắng và phiền toái cho mọi người. Tuy nhiên khi đã hiểu rõ vấn đề thì bệnh nhân cũng như người nhà có thể chủ động trong cách điều trị bệnh.