Viêm dạ dày

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Phí Thị Quang

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm dạ dày. thường do thực phẩm nhiễm hóa chất, công việc áp lực, stress… khi xã hội đang ngày càng phát triển.

1. Viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày tá tràng nếu không được điều trị dứt điểm sẽ có những biến chứng khó lường. Từ viêm loét dạ dày dễ dẫn đến xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và cuối cùng có thể gây ung thư dạ dày.

2. Biểu hiện của viêm dạ dày là gì?

2.1 Đau tại vùng thượng vị

Đau tại vùng thượng vị là triệu chứng điển hình của bệnh dạ dày bị viêm. Đau vùng bụng trên rốn, đau thường xuất hiện lúc đói hoặc ngay sau ăn nhưng một số trường hợp đau không liên quan gì đến bữa ăn, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Đau có tính chất chu kỳ, một chu kỳ thường từ 1 tuần hoặc vài tuần trở lên.

Cơn đau thường xuất hiện khi đói, khi ăn nhiều đồ chua, cay, nóng, đau vào ban đêm khi thức muộn. Cơn đau cũng có thể sẽ xuất hiện khi người bệnh căng thẳng, lo âu, stress.

viêm dạ dày gây đau bụng

Đau bụng do viêm loét ở dạ dày là triệu chứng điển hình nhất

2.2 Ợ hơi, ợ chua do viêm dạ dày

Dễ buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng là các biểu hiện xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh. Ợ hơi thường về đêm với tần suất không nhiều. Khi gặp phải hiện tượng này, cần đi khám để xác định nguyên nhân cụ thể. 

2.3 Mất ngủ, khó ngủ

Các cơn đau dạ dày và các chứng ợ hơi kéo dài có thể dẫn tới mất ngủ, khó chịu, mệt mỏi, suy kiệt. Trong trường hợp mất ngủ kéo dài, người bệnh không được ngủ đủ giấc, áp lực sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn. 

2.4 Đầy bụng, khó tiêu

Khi vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức kèm viêm loét dạ dày sẽ khiến lượng acid dạ dày giảm mạnh. Gây ra tình trạng khó tiêu, ăn nhanh no, đầy hơi. Nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

2.5 Triệu chứng viêm dạ dày khác

Đi kèm đau bụng là các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa

– Đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, cảm giác đau rát ở dạ dày

– Nấc cụt kéo dài và không rõ lý do 

– Chán ăn, cơ thể mệt mỏi, gầy yếu

– Tiêu chảy, táo bón kéo dài, đôi lúc đi cầu ra phân đen… 

Đó đều là những cảm giác bất tiện và khó chịu của người bệnh thường xuyên phải chịu đựng.

3. Nguyên nhân gây bệnh

3.1 Do ảnh hưởng của vi khuẩn

Phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày là do vi khuẩn HP sống tại niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP tiết ra một loại men có khả năng làm loại bỏ vùng, lớp chất này bảo vệ viêm mạc dạ dày và làm hoại tử tế bào dạ dày. Từ đó khiến niêm mạc bị acid tấn công và gây tình trạng viêm, loét dạ dày.

3.2 Tác dụng phụ của thuốc

Việc sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau hoặc thuốc điều trị một số bệnh lý khác có thể gây viêm loét dạ dày. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt không quá lạm dụng thuốc giảm đau.

3.3 Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh

Chế độ ăn uống có liên quan mật thiết đối với tình trạng sức khỏe tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Người thường xuyên bỏ bữa, ăn nhiều đồ cay nóng, uống rượu bia nhiều,… thì lớp niêm mạc dạ dày sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

3.4 Do căng thẳng, stress kéo dài

Trạng thái căng thẳng, stress kéo dà sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch tiêu hóa. Trong đó, dịch tiêu hóa có chứa rất nhiều acid. Kết hợp với hàm lượng acid cao khi dạ dày rỗng sẽ làm gia tăng các yếu tố gây viêm loét, đau dạ dày. 

nguyên nhân Viêm dạ dày

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tại dạ dày

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm dạ dày

Nội soi dạ dày để xác định có viêm hoặc loét, hoặc có sự hiện diện của vi khuẩn HP, đồng thời qua đó có thể sinh thiết để xác định thêm có bệnh lý ác tính kèm theo hay không. Các biện pháp chẩn đoán bệnh gồm có:

– Nội soi dạ dày để chẩn đoán và đánh giá chính xác mức độ viêm mà dạ dày. Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ kết hợp test HP để đánh giá tình trạng nhiễm HP của bệnh nhân.

– Chụp X-quang đường tiêu hóa để những hình ảnh đánh giá chính xác nhất về các cơ quan tiêu hóa và vết loét tại dạ dày.

– Xét nghiệm máu và phân nhằm đánh giá tình trạng thiếu máu khi nếu xuất huyết dạ dày xảy ra, tình trạng hồng cầu có trong phân và nồng độ các enzym tại niêm mạc dạ dày.

Nội soi tiêu hóa tại bệnh viện Thu Cúc giúp chẩn đoán các bệnh tiêu hóa 

Viêm loét dạ dày có thể lây truyền sang người khác hay không?

Viêm loét dạ dày có khả năng lây qua người khác nếu có nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) và dùng chung đồ ăn uống. Nếu trong một gia đình có nhiều người bị viêm loét dạ dày nhưng không nhiễm vi khuẩn HP thì cần xem lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của mọi thành viên. Biện pháp ngừa bệnh:

Biện pháp phòng ngừa viêm loét dạ dày

– Tránh những thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như cà phê, trà đặc, thuốc lá…

– Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và trái cây

– Ăn đúng giờ, đủ bữa, nhai kỹ, hạn chế thức ăn cứng, nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, nóng.

– Tránh rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà pha đặc.

– Cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.

– Nếu trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP thì cần có vật dụng ăn riêng để tránh lây nhiễm.

Viêm dạ dày

Điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ

Bệnh viện Thu Cúc có thực hiện dịch vụ nội soi dạ dày để phát hiện và chẩn đoán bệnh tiêu hóa. Bệnh nhân có thể lựa chọn 2 phương pháp nội soi: nội soi dạ dày gây mê và nội soi dạ dày không gây mê. Nội soi gây mê có ưu điểm mang lại cho bệnh nhân cảm giác nhẹ nhàng, giúp bác sĩ chẩn đoán một cách chính xác.

Để biết thêm thông tin, được tư vấn trực tiếp về viêm dạ dày và đặt lịch khám với bác sĩ, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại  1900 558892 để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital