Theo các nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày ngày càng có xu hướng tăng cao. Viêm dạ dày nguyên nhân khá đa dạng. Mọi đối tượng từ già đến trẻ đều dễ mắc bệnh. Hiểu rõ về các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp ích nhiều trong việc điều trị và phòng tránh bệnh dễ dàng hơn.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm về viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng tổn thương, xuất hiện ổ viêm loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Các tổn thương xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn và làm lộ lớp mô bên dưới. Viêm dạ dày nguyên nhân gây ra bệnh ở mỗi người khác nhau. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
- Viêm dạ dày là bệnh lý thường gặp ở hệ tiêu hóa
2. Viêm dạ dày nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Trước đây bệnh viêm dạ dày thường chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi. Do theo thời gian niêm mạc dạ dày mỏng đi và dễ bị tổn thương. Tuy nhiên ngày nay nhiều yếu tố tác động khiến tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Viêm dạ dày nguyên nhân hàng đầu gây bệnh như:
2.1 Viêm dạ dày nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn HP
Nhắc đến bệnh viêm dạ dày thì không thể không nhắc tới vi khuẩn HP – Chúng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sống trong chất nhầy tại lớp niêm mạc. Vi khuẩn HP tiết ra độc tố tấn công niêm mạc dạ dày và gây ra những tổn thương.
2.2 Thói quen lạm dụng đồ uống có cồn, chất kích thích
Nam giới thường có xu hướng mắc viêm dạ dày nhiều hơn nữ giới do sử dụng nhiều bia rượu. Các chất trong đồ uống có cồn gây tổn thương niêm mạc, gây ra các vết viêm loét. Một số loại đồ uống khác cũng gây kích thích dạ dày như: Trà, cafe, đồ uống có gas,…
2.3 Viêm dạ dày nguyên nhân do sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài
Các loại thuốc kháng viêm, giảm đau nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ. Một số thành phần trong thuốc sẽ làm suy giảm chức năng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khiến chúng dễ bị tấn công. Chính vì vậy mọi người không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần có chỉ định của bác sĩ.
2.4. Tâm lý căng thẳng thường xuyên
Stress, căng thẳng là yếu tố tác động gây ra viêm loét dạ dày. Nguyên nhân do khi thần kinh căng thẳng sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày hoạt động kém. Lớp niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm, tổn thương. Vì vậy nếu tâm lý của bạn không ổn định sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về dạ dày.
2.5 Chế độ ăn uống, sinh hoạt không theo khoa học
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của dạ dày. Ăn uống thiếu khoa học làm cho niêm mạc dạ dày sản sinh ra nhiều acid gây viêm loét niêm mạc. Chính vì vậy bạn tuyệt đối không được bỏ bữa sáng để không làm cho cơ thể bị đói, mệt. Buổi sáng là thời điểm acid dịch vị dạ dày tiết ra nhiều nhất.
Một số loại thức ăn sẽ gây kích thích dạ dày như: Đồ ăn chua cay, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh (chứa nhiều muối),…
Nhiều người có thói quen thức khuya, làm việc quá sức cũng khiến cho hoạt động của dạ dày bị ảnh hưởng.
3. Triệu chứng bệnh viêm dạ dày bạn cần biết
Triệu chứng khi bị viêm dạ dày ở mỗi người sẽ khác nhau phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Một số trường hợp khi bị bệnh sẽ không có triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên phần lớn các bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu đặc trưng sau đây:
– Đau bụng vùng thượng vị: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của viêm dạ dày. Cơn đau thường âm ỉ hoặc dữ dội theo từng cơn. Thời điểm cơn đau xuất hiện sẽ vào lúc bụng đói hoặc vào ban đêm đến gần sáng. Các cơn đau sẽ xuất hiện trong vài phút hoặc vài giờ gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân
– Ợ rát, ợ hơi, ợ chua cũng là các dấu hiệu khá phổ biến khi bị viêm dạ dày
– Buồn nôn, nôn: Khi dạ dày gặp vấn đề sẽ kéo theo các hoạt động trong hệ tiêu hóa bị trì trệ. Thức ăn khi đưa vào cơ thể chuyển hóa chậm sẽ lên men tạo thành khí. Chúng được đẩy lên cổ họng khiến người bệnh thường có cảm giác buồn nôn
– Mất ngủ, ngủ không ngon giấc do các cơn đau thường xuất hiện vào buổi đêm
– Rối loạn tiêu hóa: Chức năng dạ dày suy yếu gây ra nhiều thay đổi trong hệ tiêu hóa khiến hoạt động không ổn định. Dấu hiệu khi bị rối loạn tiêu hóa là người bệnh thường bị táo bón, tiêu chảy xen kẽ
- Người bệnh có thể bị mất ngủ do cơn đau xuất hiện vào ban đêm
4. Những việc cần thực hiện bị bệnh viêm dạ dày
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì người bệnh cần chú trọng tới chế độ ăn uống và sinh hoạt. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học sẽ hỗ trợ các tổn thương mau lành. Đồng thời chúng giúp hạn chế nguy cơ tái nhiễm.
4.1 Thay đổi chế độ ăn uống
Khi bị bệnh viêm dạ dày cần có chế độ ăn uống phù hợp để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Để hệ tiêu hóa ổn định bạn cần cung cấp cho cơ thể những thực phẩm có khả năng chữa lành tổn thương, giảm tiết acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Một số thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bổ sung như: Nghệ, mật ong, sữa chua, hoa quả, rau xanh, ngũ cốc,…Thực phẩm nên lựa chọn những loại có nguồn gốc rõ ràng, rửa sạch và nấu chín trước khi ăn để ngăn ngừa vi khuẩn lây bệnh.
Tránh ăn các thực phẩm có vị chua cay, xúc xích, mì tôm, đồ ăn liền, rượu bia,…vì chúng sẽ gây kích thích dạ dày khiến bệnh tình của bạn trở nên trầm trọng hơn. Bệnh nhân cũng lưu ý không được bỏ bữa hoặc ăn quá no.
Nếu có điều kiện bạn nên chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều bữa trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày.
4.2 Chế độ sinh hoạt
Tinh thần của người bệnh vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng sâu sắc tới việc kiểm soát và điều trị bệnh. Bạn cần lựa chọn thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao là điều cần thiết tuy nhiên nên tránh những hoạt động quá mạnh.
Sau đợt điều trị bệnh nhân cần phải tái khám định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe và kịp thời xử lý những bất thường xảy ra. Bạn cũng cần thực hiện uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc, thay đổi liều lượng của thuốc vì sẽ khiến bệnh tình nặng hơn.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Viêm dạ dày nguyên nhân đa dạng vì vậy chúng ta cần kiểm soát được các thói quen ăn uống, sinh hoạt để hạn chế khả năng mắc bệnh. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể bạn cần tới các bệnh viện hoặc gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị sớm.