Viêm âm đạo khi mang thai liệu có gây nguy hiểm cho thai nhi?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Theo thống kê, 10 đến 20% thai phụ có thể gặp phải tình trạng viêm âm đạo. Không chỉ mang đến cảm giác khó chịu vì ngứa ngáy, đau rát, viêm âm đạo khi mang thai còn là vấn đề khiến chị em cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của thai nhi. Thực hư vấn đề này ra sao? Cùng lý giải ngay sau đây.

1. Viêm âm đạo trong thời kì mẹ bầu mang thai

Viêm âm đạo khi mang thai là tình trạng hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là khi thể trạng, cơ địa, nội tiết tố của người phụ nữ có nhiều biến đổi. Viêm âm đạo có thể xuất phát từ những thay đổi về độ pH âm đạo, lượng dịch tiết âm đạo tự nhiên hoặc do vi khuẩn, nấm tấn công.

Viêm âm đạo khi mang thai khiến các mẹ bầu lo ngại về sức khỏe của bản thân và thai nhi

Viêm âm đạo khi mang thai khiến các mẹ bầu lo ngại về sức khỏe của bản thân và thai nhi

Dù xuất hiện do bất cứ nguyên nhân nào, viêm âm đạo cũng khiến cho thai phụ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu. Ngoài ra, tình trạng này còn khiến cho các mẹ cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của thai nhi.

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo trong thai kỳ

Viêm âm đạo trong thời kỳ mang thai có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng này thường xuất phát từ một số nguyên nhân phổ biến như sau.

2.1. Viêm âm đạo khi mang thai bởi sự tăng sinh của nấm

Nấm Candida tồn tại rất nhiều trong môi trường âm đạo của người phụ nữ. Tuy nhiên, nấm sẽ phát triển mạnh mẽ và gây viêm nhiễm, tổn thương âm đạo khi môi trường này biến đổi.

Trong quá trình mang thai, pH âm đạo của người phụ nữ có thể biến đổi, vượt khỏi ngưỡng ổn định từ 3,8 – 4,5. Bởi vậy, nấm âm đạo có cơ hội tăng sinh và lan rộng. Nấm Candida có thể lan sâu vào tử cung, dính vào niêm mạc miệng của thai nhi hoặc gây viêm da, suy giảm miễn dịch.

2.2. Viêm âm đạo do khuẩn lậu

Vi khuẩn lậu tấn công vào âm đạo và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho mẹ bầu. Đặc biệt, viêm âm đạo do khuẩn lậu có thể dẫn đến nhiều nguy cơ đối với thai nhi như sinh non, vỡ ối sớm, viêm màng ối, suy dinh dưỡng gây suy giảm miễn dịch tự nhiên,…

2.3. Viêm âm đạo khi mang thai do khuẩn Trichomonas

Viêm âm đạo do Trichomonas thường xuất phát do việc quan hệ tình dục không an toàn. Trong thời gian đầu của thai kỳ, mẹ bầu vẫn có thể bị nhiễm khuẩn Trichomonas. Bởi vậy, khi quan hệ tình dục trong thời gian mang bầu, các mẹ cần hết sức cẩn trọng.

Những trường hợp mẹ bầu nhiễm khuẩn Trichomonas, nguy cơ sinh non thường khá cao.

2.4. Do khuẩn Bacterial Vaginosis

Trong thai kỳ, người phụ nữ hoàn toàn có thể bị khuẩn Bacterial Vaginosis tấn công. Tương tự như nấm âm đạo Candida, loại khuẩn này thường phát triển do sự thay đổi của của pH âm đạo.

Khuẩn Bacterial Vaginosis có thể khiến cho các mẹ bầu bị vỡ màng ối sớm, nhiễm khuẩn ối và đặc biệt có thể tăng nguy cơ xảy thai, nguy cơ sinh non,…

3. Biểu hiện tình trạng viêm âm đạo trong quá trình mang thai

Đối với những mẹ bầu khi mang thai, biểu hiện của viêm âm đạo thường không quá khác so với những người phụ nữ bình thường. Các triệu chứng gồm có:

– Ngứa ngáy, cảm thấy nóng rát, khó chịu tại âm hộ, âm đạo.

– Dịch tiết âm đạo ra nhiều, có màu sắc lạ, có mùi hôi, tanh khó chịu.

– Đau khi tiểu tiện hay trong, sau khi quan hệ tình dục.

4. Viêm âm đạo sẽ ảnh hưởng tới thai nhi ra sao?

Viêm âm đạo không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn gây ra một số ảnh hưởng nhất định tới thai nhi.

Vi khuẩn viêm âm đạo có thể tấn công sâu, gây ra một số vấn đề sức khỏe cho thai nhi

Vi khuẩn viêm âm đạo có thể tấn công sâu, gây ra một số vấn đề sức khỏe cho thai nhi

Các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra một số ảnh hưởng thường gặp tới thai nhi do viêm âm đạo gây ra:

– Gây viêm ối, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

– Gây ra hiện tượng chuyển dạ sớm, sinh non hoặc sảy thai.

– Gây ra các bệnh ngoài da cho thai nhi.

– Gây ra bệnh về mắt hoặc viêm phổi.

– Nhiều trường hợp có thể khiến thai lưu, tử vong trong bụng mẹ.

5. Viêm âm đạo trong thai kỳ, các mẹ nên làm gì?

Khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào của viêm âm đạo, các mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe và sớm sắp xếp thăm khám để nhận được chỉ định phù hợp từ bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, để khắc phục cũng như kiểm soát tốt nhất tình trạng viêm âm đạo, các mẹ bầu cần chú ý những vấn đề sau:

– Chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi đã thực hiện thăm khám.

– Sử dụng đồ lót thoáng khí và thường xuyên giặt sạch đồ lót.

– Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian bị viêm âm đạo.

– Vệ sinh vùng kín thường xuyên, thực hiện đúng cách.

– Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, đồ ngọt vì có thể làm ảnh hưởng đến môi trường âm đạo, khiến cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn.

– Không tự ý áp dụng các mẹo dân gian, tránh loạn khuẩn.

– Uống nhiều nước, ăn nhiều các loại rau, củ, quả tươi để nâng cao sức đề kháng, miễn dịch của cơ thể.

Một lưu ý quan trọng khi bị viêm âm đạo trong thai kỳ, đó là các mẹ bầu cần thực hiện thăm khám thường xuyên để theo dõi tình trạng viêm nhiễm một cách tốt nhất. Đồng thời, cần lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán, đưa ra hướng khắc phục phù hợp.

Chị em nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe phụ khoa trong thai kỳ

Chị em nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe phụ khoa trong thai kỳ

Tại Thu Cúc TCI, các mẹ bầu sẽ được thực hiện khám và theo dõi sức khỏe thai kỳ trong các tuần thai khi đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói. Ngoài ra, với tình trạng viêm âm đạo, các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu của Thu Cúc TCI cũng sẽ tiến hành thăm khám thường xuyên và đưa ra những chỉ định phù hợp cho các mẹ.

Trang thiết bị hiện đại, máy móc tân tiến được nhập khẩu từ nước ngoài cũng sẽ giúp các mẹ bầu có thể yên tâm hơn về kết quả khám bệnh. Từ đó, bệnh được khắc phục một cách nhanh chóng mà không gây nguy hại tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp các mẹ bầu có thêm được những kinh nghiệm, kiến thức cần thiết về tình trạng viêm âm đạo trong quá trình mang thai. Viêm âm đạo tuy là bệnh lý phụ khoa có thể điều trị, nhưng trong thời điểm nhạy cảm, các mẹ bầu vẫn cần phát hiện, kiểm soát sớm tình trạng bệnh để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital