Ung thư tuyến giáp dạng nhú là gì, có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư tuyến giáp là ung thư phổ biến nhất của các tuyến nội tiết. Trong đó ung thư tuyến giáp dạng nhú chiếm đến 80% số ca bệnh được chẩn đoán. Vậy ung thư tuyến giáp dạng nhú là gì, bệnh có nguy hiểm không?

1. Thế nào là ung thư tuyến giáp dạng nhú?

Ung thư tuyến giáp dạng nhú là trường hợp khối u phát triển ra khỏi mô tuyến giáp bình thường. Đây là dạng phổ biến nhất của bệnh này và tiến triển chậm, thường chỉ phát triển ở một thùy tuyến giáp. Bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới trẻ tuổi trong độ tuổi từ 30 đến 50.

Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì

Ung thư tuyến giáp thể nhú là loại thường gặp nhất trong ung thư tuyến giáp

2. Làm thế nào để nhận biết được triệu chứng bệnh ung thư tuyến giáp dạng nhú?

Ở giai đoạn đầu khởi phát ung thư tuyến giáp thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người còn nhầm lẫn triệu chứng bệnh giống như viêm họng, ho… Khi khối u phát triển lớn, gây ra những triệu chứng rõ nét, mới thúc giục người bệnh đi thăm khám.

Các triệu chứng của bệnh có thể gặp như sau:

2.1. Nổi u ở cổ – dấu hiệu đặc trưng của ung thư tuyến giáp dạng nhú

Khối u phát triển ở cổ, yết hầu, đến khi đủ lớn khiến người bệnh có thể nhìn thấy qua gương bằng mắt thường. Các khối u này người bệnh cũng có thể sờ được bằng tay, cảm nhận rõ kích thước to hay bé. Tuy có đến 90% khối u tuyến giáp là lành tính nhưng bạn không nên chủ quan. Muốn xác định khối u có phải là lành tính hay ác tính bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám.

2.2. Khàn giọng – dấu hiệu thường thấy khi gặp ung thư tuyến giáp dạng nhú

Biểu hiện thường gặp của ung thư tuyến giáp, đặc biệt là dạng nhú chính là tình trạng khàn giọng. Thông thường có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khàn giọng như ho, những người nói nhiều (giáo viên, ca sĩ…). Dẫn đến nhiều bệnh nhân có sự nhầm lẫn và chậm trễ trong việc điều trị.

Người bị ung thư tuyến giáp hay bị khàn giọng vì dây thần kinh ở thanh quản chi phối chức năng đóng và mở của dây thanh âm tại vị trí phía sau tuyến giáp. Khi khối u tuyến giáp phát triển to dần, chúng xâm lấn ra bên ngoài và gây tổn thương đến dây thần kinh bày và hộp âm.

dấu hiệu của ung thư tuyến giáp dạng nhú

Khàn giọng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp dạng nhú

2.3. Triệu chứng ho kéo dài

Khi xuất hiện tình trạng ho kéo dài mà không kèm theo đờm, sốt.. Có thể bạn đang bị mắc ung thư tuyến giáp. Tình trạng ho kéo dài cũng có thể cảnh báo một số bệnh nguy hiểm khác như ung thư phổi, bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Nếu ho trên 3 tuần không đỡ, bạn cần đến bệnh viện thăm khám kỹ càng.

2.4. Xuất hiện triệu chứng khó thở khó nuốt khi khối u phát triển

Khối u phát triển làm tuyến giáp phình to chèn ép lê thanh quản. Người bệnh sẽ có cảm giác khó thở thường xuyên. Khối u còn ảnh hưởng đến khu vực thanh quản, gián tiếp làm cho bệnh nhân khó nuốt. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể bị nghẹn thức ăn.

2.5. Triệu chứng đau tức và bó chặt tại vùng cổ

Khối u tuyến giáp phát triển và nằm chèn ép lên dây thần kinh ở cổ. Do đó bệnh nhân có cảm giác đau tức. Cơn đau có thể lan đến góc hàm và mang tai.

Những triệu chứng trên rất thường gặp ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp dạng nhú. Vì vậy khi có bất cứ một dấu hiệu bất thường nào bạn cũng cần đi khám để phát hiện bệnh kịp thời.

3. Bệnh ung thư tuyến giáp dạng nhú có nguy hiểm không?

Chắc hẳn bất cứ ai khi được chẩn đoán mắc ung thư đều lo lắng. Tương tự các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến giáp dạng nhú có nguy hiểm không còn tùy vào giai đoạn phát hiện bệnh. Bệnh phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Cũng có một tin rất đáng mừng là trong tất cả các loại bệnh ung thư, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt hơn cả. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn 1, 2 tỷ lệ chữa khỏi gần như là 100%. Tỷ lệ chữa khỏi ở các giai đoạn sau đương nhiên giảm xuống. Do vậy, thăm khám sức khỏe định kỳ và theo dõi những biểu hiện bất thường của cơ thể là điều quan trọng để tầm soát bệnh ở giai đoạn sớm.

4. Điều trị ung thư tuyến giáp dạng nhú có những cách nào?

Dựa vào kết quả thăm khám, giai đoạn phát triển của bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị phổ biến là:

Thứ nhất, áp dụng phẫu thuật. Ở giai đoạn đầu phẫu thuật được ưu tiên, vì có thể triệt để loại bỏ khối u. Phương pháp phẫu thuật có thể cắt toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp. Nếu cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, bệnh nhân cần bổ sung hormone tuyến giáp suốt đời để kiểm soát chứng suy giáp.

Thứ hai, phương pháp xạ trị. Phương pháp xạ trị có hai loại là dùng bức xạ tia X và xạ trị bên trong bằng thuốc phóng xạ. Phương pháp xạ trị chỉ áp dụng trong trường hợp ung thư đã có di căn.

Thứ ba, áp dụng phương pháp sử dụng liệu pháp hormone tuyến giáp. Các loại thuốc được bác sĩ kê nhằm ngăn cơ thể kích thích tuyến giáp (TSH).

Điều trị ung thư tuyến giáp dạng nhú

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp tại Hệ thống y tế Thu Cúc TCl

5. Phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp nói chung bằng cách nào

Hạn chế tiếp xúc với những yếu tố làm gia tăng khả năng mắc ung thư: môi trường độc hại, môi trường nhiễm hóa chất, nhiễm phóng xạ…

Dinh dưỡng đầy đủ, khoa học. Bổ sung i-ốt cho cơ thể. I-ốt có dồi dào ở các loại rau biển như rong, tảo bẹ… Bổ sung rau củ quả tươi, các gia vị như gừng, ớt, quế… Bổ sung omega 3 từ dầu cá, cá mòi, cà hồi, thịt bò, tôm… để cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Thường xuyên tập thể dục và các môn thể thao phù hợp.

Không hút thuốc lá (cả hút chủ động và bị động), không uống rượu bia.

Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để tầm soát sớm các nguy cơ mắc bệnh.

Duy trì cân nặng hợp lý, giữ tâm lý vui vẻ, bình an.

Như vậy, ung thư tuyến giáp nói chung và ung thư tuyến giáp dạng nhú nói riêng nếu được phát hiện sớm khả năng điều trị khỏi hoàn toàn rất cao. Tuy nhiên giai đoạn đầu bệnh lại có biểu hiện rất mơ hồ nên nhiều người còn bỏ qua. Vì vậy để ngăn ngừa và kịp thời điều trị căn bệnh này, bạn cần chú ý sát sao đến sức khỏe của bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital