Ung thư phổi từ những hiểm họa “rình rập” hàng ngày

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Tỷ lệ người mắc ung thư phổi ở nước ta đang gia tăng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được căn nguyên gây bệnh. Hiểm họa ung thư luôn “rình rập” chúng ta hàng ngày.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 22.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó gần 20.000 ca tử vong. Đây là ung thư phổ biến nhất ở nam giới và chiếm tỉ lệ tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở nam giới. Đối với nữ giới, ung thư phổi phổ biến thứ 3, sau ung thư vú và ung thư dạ dày.

Thực tế cho thấy, tỷ lệ người mắc ung thư phổi có xu hướng gia tăng và căn nguyên của tình trạng này bắt nguồn từ những hiểm họa mà chúng ta không ngờ tới trong cuộc sống hàng ngày.
Hút thuốc lá
Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF), 85% số người mắc ung thư phổi có hút thuốc lá. Lý do là bởi trong khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc, trong đó có 69 chất gây ung thư.

Ung thư phổi có nguyên nhân chủ yếu là do khói thuốc lá

Ung thư phổi có nguyên nhân chủ yếu là do khói thuốc lá

Những chất gây ung thư như nicotin, oxide carbon, benzene, ammonia, acetone… khi đi vào cơ thể sẽ xâm nhập vào đường thở, xuống phổi và làm các lông mao cấu thành nên phổi bị tê liệt, phá hủy, khiến cho phổi không thể làm việc tống các chất độc này ra ngoài được. Các chất độc hại tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ làm tổn hại DNA của tế bào trong phổi, hình thành ung thư phổi.

Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 10 lần người không hút thuốc. Nếu hút 20 điếu thuốc lá/ ngày, nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 26 lần người không hút.
Hít phải khói thuốc lá thụ động
Ngoài nguy cơ mắc ung thư phổi do hút thuốc lá thì những người hít phải khói thuốc lá thụ động trong thời gian dài cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi

Hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi

Lý do là bởi khi hút thuốc, người hút sẽ phả khói ra ngoài môi trường, luồng khói phụ này có hại gấp nhiều lần luồng khói chính được người hút thuốc hít vào. Vì thế làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi ở cả những người không bao giờ hút thuốc.
Hóa chất độc hại
Những loại hóa chất độc hại như nhựa Polychlorobipheyl được sử dụng rộng rãi dưới dạng các sản phẩm như: dầu nhờn, cồn dán, xi đánh giày, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… dưới tác dụng của nhiệt độ môi trường có thể phân hủy thành nhiều chất dioxin độc hại.

Chất Dibutyl phthalate có trong một số loại sơn móng tay, nhựa mềm dẻo… gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Có nhiều loại hóa chất độc hại có trong môi trường sống làm tăng nguy cơ ung thư phổi nếu thường xuyên hít phải

Có nhiều loại hóa chất độc hại có trong môi trường sống làm tăng nguy cơ ung thư phổi nếu thường xuyên hít phải

Chất Nonylphenol được dùng trong một số loại nước giặt, nước rửa chén, sơn… cũng gây hại cho cơ thể nếu sử dụng trong thời gian dài.

>> Những loại hóa chất có mùi này khi chúng ta hít phải thường xuyên và liên tục sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp, thời gian dài gây ảnh hưởng lớn tới phổi, lâu dần làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Khí radon
Khí radon là một chất khí phóng xạ tự nhiên ở trong lòng đất, chúng phân bố không đều trên mặt trái đất. Loại khí này có đặc tính không thể nhìn thấy hay ngửi thấy mà chỉ có thể đo bằng các dụng cụ đo đạc chuyên nghiệp…

Theo nghiên cứu, khí radon được giải phóng khi nền đất hoặc nền nhà bị nứt. Khí này thoát ra môi trường và gây nhiễm độc không khí. Nếu hít phải khí radon sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ hô hấp, làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Hiểm họa ung thư phổi luôn “rình rập” chúng ta hàng ngày và không phải trường hợp nào cũng phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh.

Mới đây, thông tin nữ diễn viên Mai Phương mắc phải căn bệnh ung thư phổi ở độ tuổi 33 khiến người hâm mộ và đồng nghiệp hết sức bàng hoàng. Diễn viên được chẩn đoán mắc ung thư phổi ở giai đoạn muộn, khi tế bào ung thư đã di căn vào xương gây ra tình trạng đau nhức xương khớp, xương dễ nứt, gãy… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Lý do ung thư phổi không được phát hiện sớm bởi các triệu chứng bệnh không rõ ràng ở giai đoạn đầu, vì thế mà nhiều người không biết mình mắc bệnh. Điều này rất nguy hiểm bởi bệnh có thời gian tiến triển và di căn, biến chứng xấu, tiên lượng sống không cao.

Tầm soát ung thư phổi định kỳ là chìa khóa giúp bảo vệ sức khỏe

Tầm soát ung thư phổi định kỳ là chìa khóa giúp bảo vệ sức khỏe

Ít người biết rằng, nguy cơ mắc ung thư phổi luôn “rình rập” hàng ngày và có thể gây ảnh hưởng tới cơ thể bất cứ lúc nào. Vì thế, việc chủ động tầm soát ung thư phổi định kỳ rất quan trọng. Theo đó:

  • Tất cả những người trưởng thành đều có thể thực hiện tầm soát ung thư phổi
  • Khuyến khích áp dụng cho những người trên 40 tuổi có tiếp xúc nhiều với khói thuốc, hóa chất độc hại, người mắc một số bệnh lý mạn tính về phổi, gia đình có người mắc bệnh ung thư phổi…

Nhằm giúp người bệnh có cơ hội sàng lọc sớm ung thư phổi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã nghiên cứu và xây dựng gói khám tầm soát ung thư phổi bao gồm đầy đủ các xét nghiệm từ cơ bản tới chuyên sâu, giúp phát hiện sớm bệnh.

Xem chi tiết gói khám

Với thiết kế gói khám khoa học, chi phí hợp lý, chỉ với một lần thăm khám, các bệnh lý ở đường hô hấp hay vấn đề ở phổi, ung thư phổi sẽ được phát hiện sớm. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư phổi, các bác sĩ ung bướu sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital