Ung thư dạ dày có chữa được không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu
Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh ung thư dạ dày có chữa được không là lo lắng của rất nhiều bệnh nhân ung thư và người thân của họ.

Bệnh ung thư dạ dày có chữa được không?

Ung thư dạ dày phổ biến trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa ở cả nam giới và nữ giới

Ung thư dạ dày phổ biến trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa ở cả nam giới và nữ giới

Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào ở dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và các cơ quan khác của cơ thể nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Bệnh ung thư dạ dày có chữa được không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

  • Giai đoạn tiến triển ung thư
  • Mức độ đáp ứng điều trị bệnh
  • Độ tuổi, thể trạng bệnh nhân
  • Mong muốn điều trị của người bệnh…

Trong số các yếu tố trên, giai đoạn tiến triển ung thư dạ dày là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến cơ hội sống của người bệnh. Vì vậy, phát hiện bệnh càng sớm, cơ hội điều trị thành công cho bệnh nhân ung thư càng cao.

Ở giai đoạn 1, khi ung thư vẫn còn giới hạn ở những lớp mô niêm mạc bên trong của dạ dày và tế bào ung thư có thể lan đến 1 – 2 hạch bạch huyết lân cận, bệnh nhân ung thư dạ dày có khoảng 57 – 71% cơ hội sống.

Ở giai đoạn 2, khi ung thư đã phát triển ở các lớp cơ thành dạ dày, có thể lan đến 7 hạch bạch huyết, cơ hội sống của người bệnh giảm còn khoảng 33 – 46%.

Ở giai đoạn 3, khi tế bào ung thư đã phát triển sâu vào các lớp dạ dày và có thể xâm lấn đến các cơ quan lân cận, người bệnh có khoảng 9 – 20% cơ hội sống.

Đến giai đoạn tế bào ung thư di căn đến các bộ phận ở xa, cơ hội chữa khỏi là không thể. Lúc này, người bệnh chỉ có khoảng 4% cơ hội sống.

Điều trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày như thế nào?

Ung thư dạ dày có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào phác đồ điều trị bệnh. Tùy từng trường hợp và nhận định của bác sĩ mà mỗi bệnh nhân ung thư được xây dựng phác đồ điều trị riêng với các phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị là những phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để tăng hiệu quả điều trị.

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh nhân ung thư dạ dày

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh nhân ung thư dạ dày

  • Phẫu thuật: là phương pháp điều trị căn bản cho bệnh nhân ung thư dạ dày, bao gồm điều trị triệt căn và điều trị tạm thời. Nhiều phương pháp cắt dạ dày được áp dụng bao gồm: cắt dạ dày bán phần kèm theo nạo vét hạch tại chỗ, cắt dạ dày toàn bộ với nạo vét hạch, đôi khi kèm theo cắt đuôi tụy, cắt đoạn đại tràng ngang…
  • Hóa trị: là phương pháp điều trị bằng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc chủ yếu được đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Hóa chất thường được chỉ định cho những bệnh nhân giai đoạn muộn, di căn.
  • Xạ trị: có thể chỉ định trước hay sau phẫu thuật. Ở giai đoạn muộn, xạ trị phổ biến trong điều trị ung thư dạ dày di căn xương…

Với sự tiến bộ của khoa học y tế trong điều trị bệnh ung thư, cơ hội sống cũng như kiểm soát bệnh của người bệnh đã được cải thiện rất nhiều.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang hợp tác với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa ung bướu Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị ung thư. Chịu trách nhiệm chính trong điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hóa là TS. BS Zee Ying Kiat.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital