U nang tuyến vú khi mang thai cần lưu ý gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

U nang tuyến vú khi mang thai là hiện tượng không quá hiếm gặp ở các sản phụ. Dù phần lớn u nang đều là lành tính và không làm tăng nguy cơ ung thư, tuy nhiên vẫn có trường hợp biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Chính vì vậy, việc chị em trang bị sớm các kiến thức về u nang tuyến vú là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả thai kỳ.

1.Các nguyên nhân gây u nang tuyến vú khi mang bầu

U nang tuyến vú là những túi nhỏ hình thành ở bên trong mô tuyến vú và thường được phát hiện ở nửa trên của vú. Các khối u nang có hình dạng như một túi bóng nước, với kết cấu mềm và kích thước đa dạng, to nhỏ khác nhau. U nang có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều tuyến vú, ở một hoặc cả hai bên ngực.

U nang tuyến vú là những túi nhỏ hình thành ở bên trong mô tuyến vú và thường được phát hiện ở nửa trên của vú.

U nang tuyến vú là những túi nhỏ hình thành ở bên trong mô tuyến vú và thường được phát hiện ở nửa trên của vú

U nang tuyến thường không có biểu hiện rõ ràng, chỉ khi nang chứa đầy dịch, nằm sát ở dưới da thì chị em mới có thể sờ thấy. Hầu hết nang thường được phát hiện trong tư thế nằm sấp hoặc khi đi thăm khám siêu âm tuyến vú.

Theo các chuyên gia, hiện nay nguyên nhân gây ra u nang tuyến vú vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên có một số nguyên nhân được đánh giá là làm tăng nguy cơ mắc u nang, đó là:

– Các tuyến và mô liên kết ở trong ống dẫn sữa phát triển quá mức gây nên hiện tượng ống dẫn sữa tiết nhiều dịch, từ đó hình thành các u nang chứa dịch.

– Dư thừa lượng estrogen trong cơ thể, cụ thể khi nồng độ estrogen quá cao sẽ kích thích các mô vú phát triển, từ đây góp phần làm tăng u nang ở vú.

– Chu trình sản sinh, đào thải tế bào bị ức chế : Nhằm đảm bảo sự cân bằng thì khi cơ thể đào thải các tế bào già,  lúc này các tế bào mới cũng được sản sinh. Quá trình này sẽ bị rối loạn khi có sự xuất hiện của các nhân tố gây u nang như thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, hóa chất độc hại, các chất kích thích… Khi số lượng tế bào có sự tăng trưởng không kiểm soát thì lúc này sẽ hình thành các u nang ở tuyến vú.

2. U nang tuyến vú khi mang thai có nguy hiểm hay không?

Thực tế cho thấy đa phần các khối u nang đều lành tính và gần như không ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc mang thai của phụ nữ. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì vẫn có những trường hợp u nang tuyến vú biến chứng thành ung thư vú tuy nhiên tỷ lệ này là không đáng kể chỉ chiếm khoảng 2% trên tổng số các trường hợp bị u nang tuyến vú.

Ngoài ra, tuy không tác động tiêu cực tới việc mang thai song các khối u nang cũng có thể ảnh hưởng tới việc tiết sữa nuôi con. Bên cạnh đó, u tuyến vú còn gây ra các hiện tượng sưng ngực, đau ngực, vú trở nên nhạy cảm khiến cho thai phụ thường xuyên cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.

Tuy đa phần u nang đều lành tính nhưng bên cạnh đó, vẫn có những trường hợp u nang tuyến vú biến chứng thành ung thư vú

Tuy đa phần u nang đều lành tính nhưng bên cạnh đó, vẫn có những trường hợp u nang tuyến vú biến chứng thành ung thư vú

3. Cách xử lý u nang tuyến vú khi mang thai

Như đã chia sẻ ở trên, tuy đa phần các khối u nang ở vú đều lành tính song chúng vẫn gây ra những tác động bất lợi ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa. Việc phát hiện và tìm ra biện pháp xử lý sớm sẽ giúp tuyến vú được bảo vệ, đồng thời mẹ có thể duy trì được việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Phương pháp điều trị u nang tuyến vú khi mang thai phụ thuộc phần lớn vào tình trạng khối u nang của mẹ bầu

Phương pháp điều trị u nang tuyến vú khi mang thai phụ thuộc phần lớn vào tình trạng khối u nang của mẹ bầu

Một số phương pháp điều trị nang tuyến vú phổ biến hiện nay bao gồm:

– Siêu âm vú theo định kỳ:

Với trường hợp khối u nang có kích thước nhỏ đồng thời không gây ra các triệu chứng quá khó chịu. Đối với trường hợp này thì chị em nên đảm bảo đi siêu âm đều đặn theo định kỳ trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng để theo dõi sự phát triển của u. Bên cạnh đó, một số phương pháp giảm đau tại nhà cũng được các bác sĩ khuyến khích thực hiện như: Chườm ấm, sử dụng một số loại thuốc có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u nang, lựa chọn áo ngực với kích cỡ phù hợp, tạo cảm giác thoải mái.

– Tự theo dõi tại nhà:

Đa phần các khối u nang đều lành tính nên chị em hoàn toàn có thể tự theo dõi hiện tượng này tại nhà. Tuy nhiên, khi thấy vú có những hiểu biện bất thường như: Căng tức, tăng kích thước, núm vú tiết dịch, da thay đổi… thì chị em cần chủ động thăm khám ngay để được bác sĩ tư vấn cách điều trị tốt nhất. Trường hợp khối u có ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa, chị em cũng nên sớm chuẩn bị tâm lý và tinh thần để thay thế sữa mẹ bằng một nguồn sữa khác cho con.

Hi vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ, chị em đã có thể hiểu rõ hơn về hiện tượng u nang tuyến vú khi mang thai. Bệnh không ảnh hưởng tới thai nhi vì thế mẹ không nên quá hoang mang, lo lắng. Tuyến vú có vai trò rất quan trọng trong hệ  sinh sản, do đó mọi thay đổi dù nhỏ ở đây mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra giải pháp tốt nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital