Từ A đến Z những điều cần biết về bệnh viêm tai giữa cấp tính

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm tai giữa cấp tính là bệnh thường gặp ở trẻ em, đứng thứ 2 sau viêm đường hô hấp trên nhất là khi bị sởi, cúm, bạch hầu, ho gà. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, viêm tai giữa cấp tính có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

tu-a-den-z-nhung-dieu-can-biet-ve-viem-tai-giua-cap-tinh-1
Viêm tai giữa cấp tính là bệnh thường gặp ở trẻ em, đứng thứ 2 sau viêm đường hô hấp

Nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa cấp tính do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể:

  • Do vi khuẩn hoặc virus
  • Do tắc vòi nhĩ, thường gặp do sùi, u ở vòm họng, viêm mũi xoang mủ.
  • Viêm nhiễm đường hô hấp, không khí ô nhiễm, thời tiết lạnh.

Biểu hiện viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa cấp tính thường gặp ở trẻ em với các triệu chứng tiêu biểu như:

  • Trẻ sơ sinh: Biểu hiện không rõ ràng, trẻ thường quấy khóc, bú kém hay bỏ bú; Gây đau tai hoặc ảnh hưởng tới việc nghe
  • Trẻ lớn hơn: Sốt (có kèm hoặc không kèm theo viêm hô hấp trên), đau tai
  • Ở trẻ lớn và người lớn: Người bệnh nghe kém, có cảm giác đầy tai (có khi xuất hiện trước khi phát hiện có dịch trong tai giữa).

Các triệu chứng ít gặp hơn đó là: ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Biến chứng của viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tiến triển thành mạn tính. Bệnh cũng có thể gây ra các biến chứng như viêm tai xương chũm cấp, thủng màng nhĩ, nghe kém hoặc điếc, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ.
Đặc biệt,nguy hiểm hơn là biến chứng nội sọ như viêm màng não, viêm não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên… dễ dẫn đến tử vong.

Viêm tai giữa cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tiến triển thành mạn tính.

Chẩn đoán bệnh viêm tai giữa cấp tính

Để chẩn đoán viêm tai giữa cấp tính, người bệnh cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng uy tín.
Qua thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh, các triệu chứng lâm sàng và kiểm tra bằng đèn soi tai.
Soi tai thấy màng nhĩ: Đỏ, sung huyết giai đoạn đầu. Đục ở giai đoạn tụ mủ, màng nhĩ có thể phồng, lớp thượng bì có thể trông giống như bị phỏng, dịch tai chảy ra có thể là mủ, đôi khi giống như nước hoặc có máu.

Điều trị viêm tai giữa cấp tính

Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể mà người bệnh được chỉ định áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.

  • Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và nhỏ thuốc tai.
  • Nếu màng nhĩ thủng và có mủ, cần vệ sinh tai và rửa tai mỗi ngày.
  • Trích rạch màng nhĩ nếu bị biến chứng tụ mủ ở xương thái dương, người bệnh cần được dẫn lưu mủ lâu hơn: cần đặt ống thông nhĩ, thường làm dưới gây mê.
  • Đặt ống thông nhĩ được chỉ định trong trường hợp viêm tai giữa cấp tái phát nhiều lần.

Khi điều trị viêm tai giữa, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn để điều chỉnh đơn thuốc chữa viêm tai giữa cấp tính phù hợp.

Điều trị viêm tai giữa cấp tính tại Bệnh viện Thu Cúc

  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm: Khám và điều trị viêm tai giữa cấp tính với các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng chuyên môn cao, nhiệt tình, tận tâm. Người bệnh còn có thể được chọn bác sĩ điều trị cho mình.
  • Trang thiết bị hiện đại: Người bệnh có hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, vô khuẩn tuyệt đối giúp xác định mức độ bệnh và điều trị bệnh hiệu quả.
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa uy tín để điều trị viêm tai giữa

Quy trình khép kín:
Bước 1: Đặt lịch hẹn khám tại bệnh viện Thu Cúc.
Bước 2: Làm thủ tục thăm khám dưới sự hướng dẫn của đội ngũ nhân viên y tế.
Bước 3: Bác sĩ chuyên khoa sẽ trực tiếp khám cho người bệnh, kiểm tra triệu chứng lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm, chụp chiếu khi cần thiết.
Bước 4: Người bệnh được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Bước 5: Tiến hành điều trị.
Bước 6: Kết thúc dịch vụ và tất toán ra viện.
Chi phí khám và điều trị hợp lý: Bệnh viện áp dụng thanh toán BHYT và bảo hiểm phi nhân thọ đầy đủ, đúng quy định.
Khám ngoài giờ hành chính: Chuyên khoa Tai mũi họng khám chữa bệnh từ 8 giờ đến 20 giờ các ngày trong tuần giúp người bệnh có thể thoải mái thu xếp thời gian tới thăm khám.

Cách phòng ngừa viêm tai giữa cấp tính

  • Điều trị dứt điểm bệnh cảm cúm, viêm mũi họng
  • Sau khi đi tắm hồ bơi, biển cần phải vệ sinh vùng mũi họng bằng nước muối sinh lý.
  • Không tự ý nhỏ thuốc vào tai.
  • Tiêm vaccin phòng bệnh đầy đủ theo đúng lịch tiêm chủng của Bộ Y tế
  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nhằm tăng cường sức đề kháng
  • Tập thói quen vệ sinh cá nhân, tay chân sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

Ý kiến người bệnh

Chị Ngô Minh Phương (Hoàng Mai, HN) chia sẻ: “Bé nhà tôi mấy ngày nay kêu đau tai, đưa bé đi khám mới biết mắc viêm tai giữa cấp tính. Được bác sĩ bệnh viện Thu Cúc tư vấn điều trị kịp thời nên bệnh của cháu đã khỏi. Không những thế, bác sĩ còn hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc, vệ sinh tai cho con tại nhà.”

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital