Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh thường biểu hiện kín đáo và dễ bị bỏ qua. Người bệnh chỉ đi khám và phát hiện bệnh khi các cơn đau kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn hệ thống tĩnh mạch bị khiếm khuyết, máu ở tĩnh mạch không chảy từ tinh hoàn xuống ổ bụng như bình thường mà chảy ngược vào trong bìu làm tinh trùng rối loạn, ứ đọng mạch máu.
Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh
Khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, người bệnh sẽ có cảm giác đau tức tại tinh hoàn. Ở những giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh rất khó phân biệt và dễ bị nhầm sang một số bệnh khác. Khi bệnh kéo dài với biểu hiện chính là cơn đau thắt kéo dài ở tinh hoàn, gây khó chịu cho người bệnh, lúc này nam giới mới phát hiện và đi khám.
Để có thể chữa trị kịp thời, thì mọi người nên chú ý đến những triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh dưới đây:
- Thể tích của tinh hoàn có dấu hiệu teo nhỏ dần
- Vùng bìu cảm thấy bị đau nhức, càng về sau càng thấy đau nhiều, tăng về cuối ngày, khi đứng, hoạt động hoặc ngồi lâu đều khiến người bệnh đau tức hơn.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh khi to có thể thấy một khối sưng phía trên bìu.
Đối với những nam giới thường xuyên phải làm các công việc nặng nhọc phải đứng nhiều và hoạt động nhiều thì triệu chứng giãn mạch thừng tinh thường biểu hiện:
- Đau và có cảm giác nặng nề ở vùng tinh hoàn khi sờ vào gốc dương vật thấy có những búi giống như sợi mì, một bên tinh hoàn nhỏ hơn bên kia (thường là bên trái nhỏ hơn bên phải).
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh tuy thường hay tập trung người trung tuổi. Tuy nhiên, cũng không ít nam giới độ tuổi thanh niên mắc chứng bệnh này.
Giãn tĩnh mạch ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt đồng thời còn gây ra vô sinh nam rất cao. Vì vậy, khi có bất kỳ triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh, nam giới cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
Hiện nay, phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh được nhiều người sử dụng là vi phẫu thắt các tĩnh mạch bằng kỹ thuật nội soi. Tuy không phải bệnh nhân nào cũng cần đến phẫu thuật, trường hợp tĩnh mạch thừng tinh không giãn và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì có thể không cần điều trị. Chỉ một số trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh ở độ 3 hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản các bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật.
Các triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh thường khó phát hiện nên người bệnh dễ chủ quan. Vì thế việc khám sức khỏe định kỳ lúc này là vô cùng cần thiết giúp chẩn đoán phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể để kịp thời xử lý, tránh biến chứng.