Trị viêm loét dạ dày tá tràng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ

Lê Xuân Thắng

Trưởng Đơn vị Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh về đường tiêu hóa thường gặp. Bệnh được chẩn đoán bằng phương pháp nội soi. Trị viêm loét dạ dày tá tràng an toàn, hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Vi khuẩn Hp được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày

Vi khuẩn Hp được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày

Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng: do ăn uống, dùng thuốc, một số bệnh lý như đái tháo đường…

Do chế độ ăn uống không hợp lý

Một thực đơn có quá nhiều chất béo hoặc ăn các gia vị cay nóng, chua thường khiến dạ dày bị kích thích và bị bào mòn dần gây viêm loét. Việc ăn uống thất thường, không đúng bữa và quá vội vàng cũng rất dễ gây ra bệnh. Bên cạnh đó những người uống nhiều bia rượu và nghiện hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh khá cao.

Do nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp được cho là nguyên nhân gây ra bệnh cho rất nhiều bệnh nhân viêm loét dạ dày

Do dùng thuốc : Một số loại thuốc trị bệnh như kháng sinh, thuốc giảm đau, kháng viêm nếu sử dụng lâu dài cũng rất dễ gây bệnh dạ dày.

Do nguyên nhân thần kinh: viêm loét dạ dày thường hay gặp ở những người làm việc quá căng thẳng, thường xuyên bị stress, những người có tâm lý bất ổn hay lo lắng, sợ hãi.

Do bệnh lý khác: đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan

Phương pháo điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nhiều nguyên nhân gây ra nên trong điều trị viêm loét hiện nay có đặt vấn đề là ngoài dùng thuốc có kháng sinh để tiệt trừ vi khuẩn Hp còn phải dùng nhiều thứ thuốc khác kết hợp

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng thường bị đau bụng

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng thường bị đau bụng

Phác đồ chuẩn tiệt trừ HP hiện nay là phối hợp 3 thuốc: omeprazol hoặc một ức chế bơm proton khác kết hợp 2 kháng sinh là amoxicillin và clarithromycin, cụ thể đơn thuốc bác sĩ thường chỉ định: (omeprazol 20mg + amoxicillin 1g + clarithromycin 250mg) x 2 lần/ngày, dùng trong 14 ngày.

Ngoài dùng thuốc phối hợp với kháng sinh để trị HP, bác sĩ có thể cho dùng thêm thuốc khác, như: thuốc chống tiết axít là thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, esomeprazol, lansoprazol…) dùng thuốc chống co thắt cơ trơn (như No-spa) để giảm đau, thuốc trung hòa axít dịch vị (gọi là thuốc kháng axít như: Maalox, Stomafar, Simelox, Phosphalugel…), hay thuốc kháng thụ thể H2 (ranitidine), thuốc hóa giải stress, an định thần kinh (sulpirid, diazepam…).

Đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp nhất

Đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp nhất

Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng cần có một chế độ ăn uống điều độ, khoa học; luôn giữ tinh thần thoải mái lạc quan; luyện tập thể dục nhẹ nhàng vừa sức để tăng sức đề kháng.

Kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng một lần là lời khuyên của những chuyên gia y tế trong việc bảo vệ sức khỏe của mỗi người.

Để biết thêm thông tin, được tư vấn trực tiếp về trị viêm loét dạ dày tá tràng và đặt lịch khám với bác sĩ, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 558892 để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital