Theo báo điện tử Vietnamnet [Kết quả nghiên cứu trên gần 5000 người của TS Joao AC Lima (Johns Hopkins Medical School) và đồng nghiệp cho thấy thời gian tập luyện trên máy chạy bộ trong bài kiểm tra cứ tăng thêm 1 phút thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch lại giảm 12%… xem thêm]
Bệnh tim mạch đã và đang là một gánh nặng cho xã hội với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao hàng đầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm có khoảng 17,2 triệu người thiệt mạng do các bệnh liên quan đến tim mạch và số lượng người mắc bệnh đang có xu hướng tăng lên.
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý thì tập thể dục thường xuyên cũng là một biện pháp được đánh giá là góp phần hạn chế rủi ro mắc các bệnh về tim mạch.
Menu xem nhanh:
Tạo thói quen chạy bộ mỗi ngày
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá rủi ro phát triển bệnh động mạch vành của 4.872 người trưởng thành trong độ tuổi từ 18 – 30 tại Mỹ. Những người này tham gia thực hiện bài kiểm tra trên máy chạy bộ (kéo dài từ 03/1985 – 06/1986). 7 năm sau 2,472 người trong số những người tham gia đợt đầu tiếp tục thực hiện lần kiểm tra lần thứ hai trên máy chạy bộ. Bài kiểm tra bao gồm 9 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 2 phút với độ khó tăng dần.
Trong nhiều thập kỷ tiếp theo, các nhà nghiên cứu đánh giá những người tham gia về tình trạng bệnh béo phì, mức độ xơ cứng trong động mạch vành, suy nhược cơ tim và các biến cố liên quan tới bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Một nửa trong số các đối tượng này đã được theo dõi ít nhất 27 năm.
Nhìn chung đã có 273 người chết trong đó có 73 trường hợp liên quan đến bệnh tim mạch. Ngoài ra có 193 người sống sót sau các cơn nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian tập luyện trên máy chạy bộ trong bài kiểm tra cứ tăng thêm 1 phút thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch lại giảm 12%.
Còn ở những người tham gia bài kiểm tra lần thứ hai sau 7 năm, thời gian tập luyện trên máy chạy bộ giảm 1 phút thì nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch lại tăng 20% và nguy cơ tử vong cũng tăng 21%. Và tỷ lệ này vẫn giữ nguyên không đổi kể cả khi các nhà nghiên cứu xem xét thêm các yếu tố khác như tuổi tác, chủng tộc, giới tính. Điều này làm nổi bật làm tầm quan trọng và tính độc lập của hoạt động thể chất trong phòng chống bệnh tim mạch.
Không quên khám sức khỏe định kỳ
Nhiều người trẻ tuổi thường ngộ nhận bệnh tim mạch chỉ gặp ở những người cao tuổi hoặc gần cuối đời mà không hề biết bản thân họ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh nếu duy trì lối sống thiếu khoa học: ăn uống không lành mạnh, stress vì công việc, không có chế độ luyện tập thể dục đều đặn,…
Thực tế cho thấy người mắc bệnh tim mạch đang bị trẻ hóa khi độ tuổi mắc bệnh chỉ dưới 40. Để hạn chế nguy cơ bệnh tim mạch, có thể thực hiện một số hướng dẫn như sau:
– Tập thể dục thường xuyên: qua các nghiên cứu nêu trên, chúng ta nhận thấy tập thể dục ở bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nên hình thành thói quen tập luyện ngay từ bây giờ để giữ cho tim luôn khỏe, hạn chế nguy cơ phát triển các bệnh lý tim mạch sau này. Tùy vào tình trạng sức khỏe, bạn có thể lựa chọn hình thức tập thể dục phù hợp nhất.
– Ăn uống lành mạnh: cắt giảm tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo, thay vào đó nên ăn nhiều rau quả, ngũ cốc, ăn những thực phẩm không có chất béo hoặc ít chất béo, ăn cá…Chọn các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, các loại rau có lá xanh đẫm, hoặc các rau củ quả có màu đỏ thẫm như cà chua…
– Ngủ đủ giấc: Ngủ quá ít hay quá nhiều đều có hại cho tim. Tốt nhất nên ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày
– Giảm stress: Stress là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch. Luôn lạc quan và giữ tin thần thoải mái để có trái tim khỏe.
– Khám sức khỏe định kỳ: 1-2 lần khám tổng thể 1 năm để phát hiện và phòng ngừa sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch