Trẻ bị viêm dạ dày HP có nguy hiểm? Khi nào cần điều trị?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Thu Hằng

Bác sĩ Gây mê hồi sức

Viêm dạ dày HP là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Trẻ bị viêm dạ dày HP do nhiều yếu tố như điều kiện sống, chưa có ý thức phòng tránh nguồn lây bệnh nên tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao, trong khi việc tầm soát bệnh lại khó hơn so với người lớn.

1. Nhận biết viêm dạ dày HP ở trẻ em

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn được tìm thấy trong dạ dày. Tại đây chúng sản sinh ra urease – chất dịch độc làm bào mòn niêm mạc dạ dày, tạo thành các tổn thương gây viêm loét.

Người nhiễm vi khuẩn HP thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, đặc biệt với trẻ em, bệnh càng khó phát hiện, hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, chúng có thể bao gồm 5 triệu chứng sau đây:

1.1 Đau, khó chịu vùng bụng trên

Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa gây ra bởi vi khuẩn HP có thể khiến trẻ bị đau bụng. Cơn đau tập trung ở vùng thượng vị, cũng có thể cảm thấy đau nhiều vị trí khác tại ổ bụng. Điều này gây khó khăn cho các bậc phụ huynh trong nhận biết triệu chứng, có thể nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa thông thường.

đau bụng là biểu hiện đặc trưng khi trẻ bị viêm dạ dày HP

Đau bụng là dấu hiệu đặc trưng khi trẻ bị viêm dạ dày HP

1.2 Trẻ bị rối loạn tiêu hóa 

Vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày cũng khiến quá trình tiêu hóa thức ăn ít nhiều bị ảnh hưởng. Trẻ nhỏ có thể gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón,… 

1.3 Buồn nôn, nôn

Thường xảy ra khi thức ăn trong dạ dày trẻ không được tiêu hóa hết, gây tình trạng ứ đọng. Cùng với sự tác động của vi khuẩn HP, dịch vị dạ dày được tiết ra gây hiện tượng trào ngược acid dạ dày thực quản. Tình trạng này chính là tác nhân khiến trẻ cảm thấy buồn nôn, nôn khan…

1.4 Trẻ bị viêm dạ dày HP lâu ngày có thể gây xuất huyết tiêu hóa 

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ đặc trưng bởi tình trạng nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Đây là triệu chứng nghiêm trọng, lâu ngày có thể khiến cơ thể thiếu máu, da xanh xao, nhợt nhạt. Trẻ cần được thăm khám sớm để điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

1.5 Hôi miệng cũng là một dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm dạ dày HP

Trường hợp nhiễm khuẩn HP, lượng axit trong dịch vị dạ dày được tiết ra nhiều hơn mức cần thiết. Điều này không chỉ gây hiện tượng trào ngược axit mà còn khiến hơi thở trẻ có mùi hôi khó chịu.

Mặt khác, vi khuẩn HP theo dịch vị trào lên miệng còn tạo ra khí dimetin sunfua, sunfua và metin mecaptan. Những loại khí này đều gây mùi khó chịu.

trẻ bị hôi miệng

Trẻ bị hôi miệng không rõ nguyên nhân, phụ huynh có thể nghĩ tới khả năng con đã bị nhiễm HP dạ dày

3. Viêm dạ dày HP ở trẻ có nguy hiểm?

Vi khuẩn HP trú ngụ và phát triển trong dạ dày có thể kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn mức bình thường. Cùng với pepsin, các chất này khiến cho tình trạng viêm dạ dày ở trẻ trở nên nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới loét dạ dày – tá tràng. 

Việc nhiễm khuẩn HP từ sớm có thể khiến trẻ:

– Tiêu hóa thức ăn kém và khó hấp thu các chất dinh dưỡng. Lâu dần, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm cả về thể chất và trí tuệ. 

– Viêm dạ dày HP gây ra những triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống của trẻ.

– Trẻ bị viêm dạ dày HP còn có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như: Chảy máu đường tiêu hóa (khi mạch máu bị các ổ viêm loét ăn mòn); tắc nghẽn đường tiêu hóa khi vết loét nằm trên đường vận chuyển thức ăn rời khỏi dạ dày; thủng dạ dày; thậm chí tiềm ẩn khả năng ung thư hóa.

2. Khi nào cần điều trị?

Vi khuẩn HP dù được thống kê có thể thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng khi trẻ nhiễm loại vi khuẩn này. 

Trên thực tế, không phải trường hợp nào nhiễm vi khuẩn HP cũng có hại. Nếu không gây triệu chứng, vi khuẩn HP có thể đóng vai trò như một vi khuẩn cộng sinh, đem lại một số tác dụng cho cơ thể. Do đó, nếu trẻ bị nhiễm khuẩn HP không có triệu chứng thì chưa cần điều trị.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, người bệnh cần điều trị diệt vi khuẩn HP trong các trường hợp sau:

– Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày, tá tràng

– Trẻ bị chứng khó tiêu, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa

– Trẻ bị xuất huyết, giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân

– Thiếu sắt, thiếu máu

– Trẻ có người thân trong gia đình như: bố, mẹ, anh, chị có bệnh sử liên quan đến ung thư dạ dày

– Viêm teo niêm mạc dạ dày

– Từng bị ung thư dạ dày dù đã phẫu thuật

Khi này, điều trị vi khuẩn HP dạ dày ở trẻ là vô cùng quan trọng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm. 

3. Điều trị viêm dạ dày HP ở trẻ em

Tùy vào tình trạng nhiễm khuẩn HP ở trẻ, kết hợp với đánh giá các yếu tố như: độ tuổi, sức khỏe tổng thể, nhu cầu của phụ huynh, khả năng đáp ứng của trẻ đối với các liệu pháp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp ít nhất 2 loại thuốc kháng sinh. Ngoài ra, trẻ cũng cần dùng thêm thuốc kháng hoặc ức chế axit dạ dày. Mỗi liệu trình có thể kéo dài 2 tuần hoặc lâu hơn tùy vào hiệu quả đạt được. 

Phụ huynh cũng cần đặc biệt lưu ý việc chăm sóc trẻ trong quá trình điều trị vi khuẩn HP:

Giúp trẻ duy trì thói quen rửa tay thường xuyên có thẻ giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều loại vi khuẩn, vi rút, trong đó có vi khuẩn HP

Giúp trẻ duy trì thói quen rửa tay thường xuyên để phòng ngừa các loại vi khuẩn, trong đó có HP

– Vệ sinh tay trẻ sạch sẽ trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với chất bẩn.

– Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn, chất xơ và vitamin.

– Cho trẻ ăn đồ mềm, đã được làm chín, uống nước đã được đun sôi.

– Đảm bảo vệ sinh từ khâu chọn nguyên liệu – chế biến – ăn uống để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

– Sử dụng đũa, thìa riêng cho trẻ, tránh thói quen nêm nếm, đút thức ăn cho trẻ.

Trên thực tế, điều trị cho trẻ bị viêm dạ dày HP khá khó khăn bởi: tỷ lệ tái phát cao, trẻ khó tuân thủ liệu trình, vi khuẩn HP có khả năng kháng kháng sinh làm giảm hiệu quả điều trị,… Do đó, cùng với việc lựa chọn địa chỉ khám, điều trị uy tín, các bố mẹ cũng cần giúp con đảm bảo liệu trình điều trị yêu cầu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital