Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa
Nhiều người thắc mắc, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không? Liệu đây có phải là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ gây chít hẹp thực quản, ung thư thực quản? Bài viết dưới đây, xin chia sẻ các thông tin hữu ích về bệnh trào ngược dạ dày và những tác hại mà bệnh lý này gây ra. Điều này giúp bạn nhận biết sớm và có biện pháp thăm khám kịp thời.

Trào ngược dạ dày thực quản rất dễ gây nhầm lẫn

Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là trào ngược axit dạ dày. Đây là tình trạng trào ngược từng lúc hoặc trào ngược thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản gồm 2 loại là: trào ngược dạ dày – thực quản sinh lý và trào ngược dạ dày – thực quản bệnh lý.

Vấn đề khó khăn nhất của hiện tượng này, là chúng thường có những biểu hiện dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý têu hóa khác. Do không có các biểu hiện đặc trưng riêng biệt nào để phân biệt, vì vậy rất nhiều người bệnh thờ ơ, chủ quan mà bỏ qua. Đến khi các triệu chứng này nặng hơn, trào ngược với tần suất ngày càng nhiều hơn (trào ngược bệnh lý) thì khì mới đi thăm khám, lúc đó bệnh đã nặng.

Các triệu chứng nhận biết trào ngược dạ dày thực quản có thể là: ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, viêm họng, sưng họng, ho kéo dài, khàn giọng, đau ngực, chảy mủ tai,…

Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản gồm trào ngược sinh lý (không ảnh hưởng sinh hoạt và phát triển thể chất của cơ thể). Nhưng trào ngược bệnh lý có thể gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản, Barrett thực quản, ung thư thực quản, biến chứng hô hấp khác, thậm chí tử vong.

Khó nuốt

Người bị viêm thực quản trào ngược, có thể gây chit hẹp thực quản, dẫn đến khó nuốt thức ăn, hay đồ uống. Nhiều người có biểu hiện bị nghẹn ở cổ do acid trong dịch vị của dạ dày thường xuyên trào ngược lên cổ. Theo thời gian, có thể gây ra các vết loét, sẹo và chit hẹp khác tại thực quản. Và điều này có thể dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan tại thực quản.

Barrett thực quản

trào ngược dạ dày thực quản dễ gây barret thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây Barret thực quản. (ảnh minh họa)

Barrett thực quản thường gặp ở khoảng 10% bệnh nhân có biểu hiện trào ngược dạ dày-thực quản. Axit dạ dày thường xuyên tấn công lên thực quản, đây là nguyên nhân làm các biểu mô bình thường của thực quản bị thay thế bằng biểu mô dị sản (tiền ung thư).

Barrett thực quản không gây ra những triệu chứng đặc trưng. Chỉ khoảng 1/3 bệnh nhân có hoặc không có các triệu chứng của bệnh trào ngược. Đó có thể là do các biểu mô dị sản không còn nhạy cảm với axit như bình thường. Vì vậy, phản xạ báo động cơ thể đang bị nguy hiểm mất đi. Tâm lý chủ quan, coi nhẹ bệnh trào ngược dạ dày của người bệnh cũng xuất phát từ đây.

Ung thư thực quản

Gần như tất cả các ung thư tuyến của thực quản và nhiều loại u như vậy ở vùng tâm vị đều phát sinh từ dị sản Barrett. Biểu mô dị sản có khả năng ác tính lớn.

Phần lớn các bệnh nhân bị ung thư thực quản thường đến viện khi đã muộn, đo đó khả năng điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Ung thư thực quản thường gặp ở người trên 50 tuổi.

Các biểu hiện đặc trưng của ung thư thực quản mà người bệnh cần nhận biết sớm đó là: khó nuốt (trên 90%), nuốt đau (trên 50%) và sút cân.

Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác như buồn nôn, nôn, ho, và các triệu chứng này cũng dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Cần làm gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản?

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản bạn nên đi thăm khám với bác sĩ. (ảnh minh họa)
Khi bị trào ngược dạ dày thực quản bạn nên đi thăm khám với bác sĩ. (ảnh minh họa)

Như vậy trào ngược dạ dày thực quản sinh lý phần lớn là sẽ không gây ra nguy hiểm, các triệu chứng này sẽ diễn ra trong một thời gian ngắn và sẽ mất đi.  Nhưng nếu để lâu, chúng có thể sẽ dễ dẫn đến trào ngược dạ dày – thực quản bệnh lý.  Và khi người bệnh không được điều trị sớm, đây có thể là tác nhân gây ra các bệnh lý về dạ dày, thực quản, trong đó có Barrett thực quản và ung thư thực quản như đã nêu trên.

Vì vậy, khi bạn có biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản, dù là sinh lý hay bệnh lý cũng không nên chủ quan. Bạn cần chú ý theo dõi, nếu các biểu hiện này diễn ra thường xuyên hơn, gây cảm giác khó chịu, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám sức khỏe định kỳ và có biện pháp điều trị kip thời làm giảm các triệu chứng này, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ gây ung thư thực quản.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital