Trào ngược dạ dày gây đau đầu không?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Phí Thị Quang

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Trào ngược dạ dày gây đau đầu không? Đây được xem là thắc mắc của rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi trên thực tế, bên cạnh bệnh trào ngược, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Vậy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để xem bệnh ngược dạ dày có phải là nguyên nhân khiến bạn đau đầu? 

1. Trào ngược dạ dày gây đau đầu không? Nguyên nhân do đâu?

Trào ngược dạ dày là tình trạng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản do nhiều nguyên nhân gây ra. Khi bị trào ngược dạ dày sẽ xuất hiện các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau thượng vị… Bên cạnh đó, cũng có trường hợp gặp tình trạng trào ngược dạ dày kèm theo đau đầu, chóng mặt.

Theo lý giải từ các chuyên gia, tình trạng này xảy ra là do 2 nguyên nhân chính sau:

1.1. Do các vấn đề tiêu hóa

Khi xuất hiện triệu chứng trào ngược dạ dày, lượng axit bên trong dạ dày sẽ thấp hơn so với mức bình thường. Khi chỉ số axit quá thấp sẽ khiến quá trình tiêu hóa bị cản trở và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập… Lúc đó các loại vi khuẩn này sẽ làm lên men các thức ăn khi được nạp vào cơ thể và sản sinh ra lượng khí dư thừa tích tụ trong dạ dày. Khi đó lượng khí này sẽ gây áp lực lên cơ vòng thực quản dưới, khiến nó bị giãn mở gây ảnh hưởng trực tiếp đến thực quản.

Bên cạnh đó, khi số vi khuẩn này thẩm thấu vào trong chất lỏng và các tế bào, sau đó đi vào não bộ. Tình trạng này vô tình xuất hiện tạo áp lực lên thành não bộ và gây ra đau đầu. Cơn đau đầu ở người bị trào ngược dạ dày thường chỉ chớp nhoáng, biến mất rất nhanh. Và thời điểm phổ biến nhất là vào sáng sớm, đêm muộn hoặc sau khi ăn no. Tình trạng trào ngược dạ dày gây đau đầu sẽ được cải thiện nếu lượng khí thừa được loại bỏ.

Trào ngược dạ dày gây đau đầu không?

Tình trạng trào ngược dạ dày gây đau đầu sẽ được cải thiện nếu lượng khí thừa được loại bỏ

1.2. Do hội chứng nhịp tim nhanh liên quan tới trào ngược axit dạ dày

Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế là tình trạng găp phải khi người bệnh đang nằm sau đó đột ngột đứng lên. Lúc này lượng máu quay trở lại tim quá thấp gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau, trong đó là gia tăng sự nhạy cảm đối với các vấn đề tiêu hóa và điển hình là bệnh trào ngược dạ dày.

Hội chứng này thường xuất hiện ở cả nam và nữ trong độ tuổi từ 15 – 50 và hay xảy ra hơn ở những người bị chấn thương hoặc đang nhiễm virus.

2. Cách khắc phục tình trạng đau đầu khi bị trào ngược dạ dày

Hầu hết các trường hợp đau đầu do trào ngược dạ dày đều sẽ khắc phục bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, cách này chỉ mang lại hiệu quả ở thời gian đầu, sau đó thuốc sẽ bị nhờn và không còn phát huy tác dụng nữa. Do vậy nên tình hình bệnh vẫn âm thầm diễn biến ngày càng nghiêm trọng.

Để khắc phục tình trạng đau đầu do trào ngược dạ dày một cách tốt và triệt để nhất chính là tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị tận gốc. Điều đầu tiên người bệnh cần phải làm đó là cần phải đến bệnh viện thăm khám, để được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác nhất. Lúc đó các bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp để kiểm soát triệu chứng trào ngược.

Đồng thời, người bệnh cũng nên chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để giúp hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa bệnh tái phát.

2.1. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh mỗi ngày

– Chia nhỏ các bữa ăn chính thành các bữa phụ trong ngày để giảm áp lực cho dạ dày.

– Tránh ăn các thực phẩm cay nóng, đồ ăn chiên rán dầu mỡ.

– Sau khi ăn xong không được nằm luôn hoặc vận động mạnh. Tốt nhất người bệnh nên đi lại nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

– Đảm bảo đủ bữa, ăn đúng giờ, tuyệt đối không để bụng đói và cũng không được ăn quá no.

– Ăn chậm nhai kỹ và không nên ăn từ 2-3 tiếng trước khi đi ngủ.

– Tuyệt đối không sử dụng các loại thức uống có cồn hay chất kích thích như cà phê, các loại nước ngọt có gas…

– Tránh ăn các loại trái cây hoặc thực phẩm chứa axit sẽ gây tăng tiết dịch vị dạ dày. Ví dụ như cam quýt, măng chua, cà muối…

– Thay vào đó hãy bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ trung hòa dịch vị axit dư thừa trong dạ dày như sữa, ngũ cốc, yến mạch, các loại đậu, hạt…

– Bổ sung thêm 1 – 2 hũ sữa chua/ ngày để hỗ trợ cho sức khỏe đường ruột được tốt hơn.

Trào ngược dạ dày gây đau đầu không?

Đảm bảo đủ bữa, ăn đúng giờ, tuyệt đối không để bụng đói và cũng không được ăn quá no

2.2. Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

– Duy trì thói quen vận động thể thao hằng ngày. Việc này không những giúp tăng cường sức đề kháng mà còn giúp duy trì mức cân nặng hợp lý, giảm áp lực cho dạ dày.

– Để hạn chế tình trạng trào ngược về đêm, người bệnh nên nằm nghiêng bên trái hoặc nằm ngửa khi ngủ. Đồng thời kê cao đầu bằng gối chống trào ngược để làm giảm triệu chứng.

– Tuyệt đối tránh xa thuốc lá và các chất kích thích tương tự.

– Ngủ đúng giờ, không được thức khuya và tránh làm việc nặng, quá sức.

– Người bệnh luôn phải giữ cho tinh thần thoải mái, tránh bị căng thẳng, stress kéo dài.

Trào ngược dạ dày gây đau đầu không?

Để hạn chế tình trạng trào ngược về đêm, người bệnh nên nằm nghiêng bên trái hoặc nằm ngửa khi ngủ

Trào ngược dạ dày gây đau đầu là những trường hợp người bệnh có thể gặp. Tuy nhiên, nó gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, người bệnh khi thấy xuất hiện các triệu chứng thì nên chủ động sớm thăm khám sớm để được điều trị bằng phương pháp phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital