Tổng quan về bệnh nấm đường tiêu hóa

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Dũng

Bác sĩ Gây mê hồi sức

Nhiễm nấm đường tiêu hóa có thể gây rối loạn tiêu hóa: ăn không tiêu, bụng ậm ạch và tiêu chảy, có thể gây nhiều ổ loét ở dạ dày – tá tràng, ruột, thậm chí gây thủng ruột… Dưới đây là tổng quan về bệnh nấm đường tiêu hóa mà ai cũng nên biết.

 Bệnh nấm đường tiêu hóa là gì?

Nấm đường tiêu hóa hay còn gọi là nấm đường ruột là bệnh do nấm Candida phát triển trong hệ tiêu hóa gây ra. Nấm Candida ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và đường tiêu hóa, gây ra nấm đường tiêu hóa.

Nấm đường tiêu hóa hay còn gọi là nấm đường ruột là bệnh do nấm Candida phát triển trong hệ tiêu hóa gây ra

Nấm đường tiêu hóa hay còn gọi là nấm đường ruột là bệnh do nấm Candida phát triển trong hệ tiêu hóa gây ra

Nguyên nhân nhiễm nấm là do tình trạng mất cân bằng tiêu hóa hoặc hệ miễn dịch suy giảm, một số trường hợp do suy dinh dưỡng. Ngoài ra còn gặp ở người dùng corticoid kéo dài, tuổi già, đái tháo đường, nghiện rượu, mắc bệnh ác tính, lạm dụng kháng sinh nhất là các kháng sinh phổ rộng, điều trị hóa chất… Bệnh thường diễn ra ở niêm mạc miệng hoặc thực quản, từ đó lan xuống đường ruột và gây bệnh ở đó.

Nấm có thể khu trú ở một số địa điểm như thực quản, dạ dày hoặc đại tràng hoặc thậm chí là toàn bộ đường tiêu hóa. Có ba dạng nhiễm nấm điển hình nhất là:

  • Nấm thực quản: bệnh nhân thường có cảm giác khó nuốt và nuốt đau.
  • Nấm dạ dày: buồn nôn ói, sình bụng, đau dạ dày hoặc đau bụng nhiều lần sau khi ăn là triệu chứng phổ biến nhất.
  • Nấm đường ruột: bệnh nhân bị tiêu chảy, thức ăn không được hấp thụ dẫn đến suy dinh dưỡng, mất nước, ảnh hưởng đến tính mạng.

Điều trị bệnh nấm đường tiêu hóa như thế nào?

Thông thường, tùy theo cơ địa từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một trong các loại thuốc kháng nấm sau:

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể

  • Nystatin: khi bệnh nhẹ, không có sự bội nhiễm nên chọn dùng nystatin.
  • Ketoconazol: khi bệnh ở mức vừa, có dấu hiệu bội nhiễm chọn dùng ketoconazol. Ketoconazol là thuốc kháng nấm phổ rộng, kháng Candida nội tạng cũng như kháng các nấm nội tạng khác như Paracoccidioses, Coccidioses, Histoplasma, Blastomyces.
  • Fluconazol: khi bệnh nặng hơn, có tình trạng bội nhiễm nấm nhiều, chọn dùng kháng nấm phổ rộng mạnh fluconazol.

Thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào sự cải thiện bệnh. Cần chú ý, khi khỏi bệnh (lâm sàng) nhưng Candida ở đường ruột vẫn còn (nhưng số lượng ít hơn) chứ không phải đã sạch hẳn.

Phòng ngừa nấm đường tiêu hóa như thế nào?

Nấm Candida có ở khắp nơi, đặc biệt dễ theo thức ăn nhiễm vào đường ruột. Tuy nhiên, khi có điều kiện thuận lợi, loại này mới sinh sôi nảy nở nhiều và gây bệnh. Để hạn chế bệnh lý do nấm gây ra, cần lưu ý:

Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

  • Không được tự ý sử dụng hay lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc gây suy giảm miễn dịch cho cơ thể, điển hình là các thuốc có chứa Corticoid
  • Rửa tay sạch trước và sau khi ăn, ăn các thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm có tác dụng ức chế sự phát triển nấm như dầu dừa, tỏi, quả hạnh nhân, sữa chua…
  • Tăng cường vận động, nâng cao sức đề kháng của cơ thể

Để đăng ký khám tầm soát ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital