Sa tử cung là bệnh lý tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Phương pháp phẫu thuật sa tử cung ra đời giúp tình trạng sa tử cung được điều trị dứt điểm. Vậy phẫu thuật sa tử cung là gì, phương pháp này được thực hiện như thế nào, có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích về phương pháp này.
Menu xem nhanh:
1. Phương pháp phẫu thuật sa tử cung là gì?
Bệnh lý sa tử cung hay còn có tên gọi khác là sa sinh dục, sa dạ con. Đây là tình trạng tử cung hoặc thành âm đạo bị sa xuống và thấp hơn bình thường, nhiều khi bệnh còn kèm theo hiện tượng sa bàng quang và trực tràng. Sa tử cung xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng bị căng, suy yếu. Bên cạnh đó, việc khung xương chậu bị hẹp cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng sa nội tạng và sa tử cung.
Sa tử cung gây ra tình trạng tử cung bị sa xuống, thập thò ở vùng âm đạo hoặc tử cung bị lộ ra ngoài âm đạo. Nặng hơn nữa là tình trạng toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý và đời sống sinh hoạt của chị em phụ nữ.
Phẫu thuật được đánh giá là phương pháp hiệu quả trong việc điều trị sa tử cung. Đối với những trường hợp sa tử cung cấp độ I, hoặc sa cấp độ II, III sẽ được chỉ định điều trị nội khoa, tuy nhiên với những trường hợp bệnh nhân quá già, quá trẻ hoặc có bệnh lý nền sẽ không được khuyến khích chỉ định phẫu thuật.
2. Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sa tử cung
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sa tử cung. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến mà chị em cần hết sức lưu ý:
- Sa tử cung thường hay gặp ở phụ nữ sau sinh, chửa đẻ nhiều lần, khoảng cách giữa các lần đẻ quá gần, đẻ không đúng kỹ thuật, không biết cách rặn đẻ khiến đường sinh dục bị rách, tổn thương.
- Phụ nữ sau sinh trở lại làm việc và lao động quá sớm là nguyên nhân khiến tử cung bị sa. Sau sinh cơ thể của phụ nữ rất yếu và cần có thời gian để hồi phục sức khỏe, nếu lao động nặng sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng trong khi các cơ quan, tổ chức còn yếu, chưa trở lại bình thường sẽ dễ dẫn đến tình trạng sa tử cung.
- Những nguyên nhân gây tăng áp lực vùng bụng dwois bao gồm: mang vác đồ nặng, ho kéo dài, những nhóm đối tượng có công việc ngồi quá lâu, táo bón thường xuyên…
- Sa tử cung còn xảy ra ở phụ nữ chưa sinh đẻ lần nào. Tuy nhiên, ở những trường hợp này thì sa tử cung chỉ xảy ra ở mức độ đơn thuần, chưa cần phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật tử cung.
- Rối loạn dinh dưỡng người già, người mắc bệnh mãn tính, suy dinh dưỡng, lớn tuổi cũng là nhóm đối tượng dễ bị sa sinh dục và cần phải phẫu thuật tử cung bởi lúc này hệ thống treo và nâng đỡ tử cung bị suy yếu.
3. Tổng hợp những phương pháp phẫu thuật tử cung hiệu quả
Để điều trị sa tử cung hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật tử cung. Phương pháp phẫu thuật này chủ yếu được thực hiện qua đường âm đạo với mục đích là phục hồi hệ thống nâng đỡ tử cung, nâng bàng quang, làm lại thành trước và sau âm đạo, khâu cơ nâng hậu môn, tái tạo lại tầng sinh môn hiệu quả, an toàn và đạt tính thẩm mỹ.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phẫu thuật tử cung để điều trị sa tử cung hiệu quả, sau đây là 3 kỹ thuật phổ biến, được giới chuyên môn đánh giá cao về khả năng điều trị và phục hồi cho phụ nữ:
3.1 Phẫu thuật sa tử cung bằng kỹ thuật Manchester
Phương pháp này được chỉ định cho nhóm đối tượng là phụ nữ còn trẻ, vẫn có nhu cầu sinh nở và mức độ sa tử cung ở độ I và độ II. Ngoài ra, phương pháp này cũng phù hợp với bệnh nhân cao tuổi bị sa tử cung cấp độ III và thể trạng yếu, không thể chịu được phẫu thuật lớn. Quy trình thực hiện của phương pháp này như sau: Cắt cụt cổ tử cung – Khâu ngắn dây chằng Mackenrodt – Nâng bàng quang – Phục hồi tử cung.
3.2 Phẫu thuật sa tử cung bằng kỹ thuật Crossen
Phẫu thuật điều trị sa tử cung bằng kỹ thuật Crossen được chỉ định dành cho bệnh nhân bị sa tử cung ở mức độ III khi buồng tử cung không có dấu hiệu bị viêm loét. Bác sĩ sẽ cắt tử cung theo đường âm đạo, buộc chéo các dây chằng Mackenrodt và dây chằng tròn để treo mỏm cắt khâu và nhau với mục đích là chống sa ruột.
3.3 Phẫu thuật sa tử cung bằng kỹ thuật Lefort
Phương pháp này được chỉ định dành cho đối tượng là người nhà và không có nhu cầu quan hệ tình dục, âm đạo tử cung không bị viêm nhiễm. Kỹ thuật này sẽ khâu kín âm đạo, chỉ để một rãnh nhỏ để dịch chảy ra ngoài đồng thời nâng bàng quang.
4. Phương pháp phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không?
Phẫu thuật tử cung có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều chị em khi bị sa tử cung. Phẫu thuật điều trị sa tử cung ở mỗi người sẽ có sẽ khác nhau và tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh lý. Đối với những trường hợp mà tử cung bị sa nặng, tử cung bị viêm nhiễm, xuất hiện nhiều triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần cổ tử cung bị viêm nhiễm hoặc cắt bỏ toàn bộ.
Cụ thể, phẫu thuật tử cung sẽ gồm các tiểu phẫu sau:
- Phẫu thuật ngăn chặn sa vòm âm đạo
- Phẫu thuật kèm theo điều trị nếu người bệnh xuất hiện tình trạng: tiểu không kiểm soát, sa bàng quang, sa trực tràng.
Theo các chuyên gia Sản khoa nhận định thì phẫu thuật tử cung để điều trị sa tử cung không quá nguy hiểm và không ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chị em cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, tin cậy, có đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên môn cao, trang thiết bị máy móc hiện đại cùng phương pháp điều trị tiên tiến để thực hiện. Việc lựa chọn địa chỉ tốt sẽ giúp chị em đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa những rủi ro, nguy hiểm.
Tại các cơ sở y tế khác nhau sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau, do vậy để được trao đổi cụ thể hơn về vấn đề này, chị em cần đến trực tiếp các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và tư vấn, lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
5. Cách phòng tránh, dự phòng sa tử cung hiệu quả
Để phòng tránh những bệnh liên quan về tử cung, đặc biệt là sa tử cung sau sinh hiệu quả, chị em cần đặc biệt lưu ý một số điểm dưới đây:
- Phụ nữ không nên đẻ quá sớm, đẻ nhiều và quá dày. Đặc biệt khi sinh nở cần lựa chọn địa chỉ y tế có điều kiện sinh nở an toàn, bác sĩ có chuyên môn và đỡ đẻ đúng kỹ thuật.
- Không nên để chuyển dạ quá dài hoặc rặn đẻ trong thời gian quá lâu
- Khi sinh, các thủ thuật Sản khoa phải thực hiện đúng quy định, đúng kỹ thuật và đủ điều kiện để tránh gây sang chấn âm đạo và tầng sinh môn của phụ nữ.
- Nếu quá trình sinh thường, tầng sinh môn bị rách, nhất định phải được khâu lại.
- Sau khi đẻ, chị em cần có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe, không nên lao động sớm và lao động nặng, đặc biệt các công việc tay chân.
- Với những chị em có bệnh mãn tính như: táo bón lâu ngày, ho kéo dài… cần phải được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm bởi việc tăng áp lực lên ổ bụng là nguyên nhân gây nên hiện tượng sa tử cung.
Như vậy, qua bài viết trên, chị em đã phần nào hiểu rõ hơn được về phương pháp phẫu thuật sa tử cung cũng như giảm bớt được những căng thẳng, lo lắng, đồng thời an tâm hơn khi thực hiện phẫu thuật. Bên cạnh đó, chị em cũng nên lựa chọn cơ sở y tế đảm bảo, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại để quá trình thực hiện diễn ra an toàn, chính xác và hiệu quả.