Tìm hiểu về phương pháp nội soi dạ dày

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Chu Xuân Hưng

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán các bệnh lý về đường tiêu hóa trên có độ chính xác cao được ứng dụng phổ biến hiện nay. Để tìm hiểu rõ hơn về giá trị, các phương pháp cũng như quy trình nội soi dạ dày tá tràng, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau nhé.

1. Nội soi dạ dày tá tràng là gì?

Nội soi dạ dày là thăm dò chức năng thăm khám trực tiếp ống tiêu hóa trên bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng.

Để thực hiện nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi đưa qua đường miệng hoặc mũi vào thực quản, xuống dạ dày tá tràng. Đầu ống nội soi có gắn đèn và camera ghi hình trực tiếp qua trình nội soi đường tiêu hóa trên. Hình ảnh này sẽ được chiếu lên màn hình giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện các bất thường, tổn thương (nếu có).

Nội soi là phương pháp tối ưu được sử dụng phổ biến hiện nay nhằm chẩn đoán tình trạng đường tiêu hóa trên, tìm ra nguyên nhân và can thiệp điều trị hiệu quả.

Tìm hiểu về phương pháp nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là thăm dò chức năng thăm khám trực tiếp ống tiêu hóa trên bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng.

2. Thực hiện nội soi nhằm mục đích gì?

Với nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định trong các trường hợp như sau:

– Chẩn đoán các bất thường, bệnh lý tại thực quản, dạ dày, tá tràng và xác định nguyên nhân gây ra các bất thường, bệnh lý đó.

– Sinh thiết lấy mẫu mô giúp chẩn đoán vi khuẩn HP dạ dày, ung thư thực quản, dạ dày, tá tràng.

– Can thiệp điều trị các bệnh tại đường tiêu hóa trên như: lấy dị vật, cầm máu xuất huyết tiêu hóa trên, nong thực quản, cắt polyp, loại bỏ các tổ chức tiền ung thư,…

3. Nội soi gồm những phương pháp nào?

Với sự phát triển hiện đại của y khoa, hiện nay nội soi có thể thực hiện bằng các phương pháp như:

– Nội soi không gây mê: Với phương pháp này người bệnh sẽ được thực hiện theo 2 đường chính:

Đường miệng: Để thực hiện phương pháp này, người bệnh sẽ được xịt thuốc tê ở miệng sau đó bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào miệng qua cuống họng rồi xuống dạ dày. Điều này tuy không gây đau nhưng sẽ có cảm giác khó chịu và buồn nôn.

Đường mũi: Người bệnh sẽ được gây tê ở vùng mũi và miệng, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi nhỏ hơn đưa qua đường mũi nên cảm giác đỡ khó chịu hơn khi đưa qua họng. Nhưng chi phí của phương pháp sẽ cao và hạn chế đối với những trường hợp mắc bệnh lý về mũi.

– Phương pháp gây mê: Ở phương pháp này được thực hiện giống như nội soi qua đường miệng nhưng khác là sẽ được gây mê nên người bệnh không có cảm giác khó chịu. Tuy nhiên phương pháp này có chi phí cao và phức tạp hơn.

Thực hiện nội soi dạ dày nhằm mục đích gì?

Với sự phát triển hiện đại của y khoa, nội soi có thể thực hiện bằng các phương pháp: Nội soi gây mê và không gây mê

4. Quy trình nội soi dạ dày được diễn ra thế nào?

Tại Thu Cúc TCI nội soi sẽ được tiến hành theo các quy trình cụ thể như sau:

4.1. Chuẩn bị trước nội soi dạ dày

Để quá trình nội soi diễn ra thuận lợi, người bệnh cần lưu ý chuẩn bị một số điều trước khi nội soi bao gồm:

– Trong trường hợp đang dùng các loại thuốc điều trị, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ xem có ảnh hưởng hay không.

– Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng đồng hồ trước khi nội soi. Điều này nhằm đảm bảo dạ dày trống, dễ dàng cho quá trình quan sát, đồng thời tránh tình trạng trào ngược vào phổi khi nội soi gây mê.

– Người bệnh chỉ uống nước và thuốc theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế. Lưu ý tránh sử dụng các loại nước có màu vì chúng dễ gây nhầm lẫn với hiện tượng xuất huyết tiêu hóa.

4.2. Các bước quy trình nội soi dạ dày

Quá trình nội soi thường bao gồm các bước như sau:

– Bước 1: Bác sĩ thăm khám lâm sàng, đánh giá tình trạng bệnh lý và chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Dựa vào kết quả thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp nội soi phù hợp cho người bệnh.

– Bước 2: Người bệnh hoàn thiện hồ sơ trước nội soi, trong đó bao gồm các thông tin cá nhân, tiền sử bệnh, dị ứng, huyết áp.

– Bước 3: Người bệnh uống dung dịch tan bọt dạ dày, giúp bác sĩ thuận tiện hơn trong việc quan sát lớp niêm mạc.

– Bước 4: Bác sĩ bắt đầu tiến hành nội soi cho người bệnh. Nếu thực hiện nội soi gây mê, người bệnh sẽ được đặt đường truyền và gây mê bằng máy bơm tiêm điện tự động. Người bệnh nằm tư thế nghiêng về bên trái, chân phải co lên, chân trái duỗi thẳng. Bác sĩ sẽ gắn các thiết bị để theo dõi huyết áp, mạch, nhịp tim của người bệnh. Sau đó bác sĩ đưa ống nội soi vào miệng xuống thực quản và dạ dày để quan sát, phát hiện các dấu hiệu bất thường, đồng thời ghi lại hình ảnh để phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị.

Quy trình nội soi dạ dày diễn ra như thế nào?

Để quá trình nội soi diễn ra thuận lợi, người bệnh cần nhịn ăn 6 tiếng trước khi nội soi

4.3. Sau kết thúc nội soi dạ dày tá tràng

Sau khi kết thúc nội soi, người bệnh sẽ đưa ra phòng nghỉ ngơi chờ tỉnh mê, nhận suất ăn nhẹ, kiểm tra lại huyết áp một lần nữa và nhận kết quả nội soi. Người bệnh quay trở lại phòng khám ban đầu để đọc kết quả với bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về phác đồ điều trị và hẹn lịch tái khám cho người bệnh.

Đặc biệt, sự phát triển của các công nghệ nội soi hiện đại hiện nay như nội soi cao cấp MCU, nội soi ánh sáng dải tần hẹp NBI 5P đã mang đến bước tiến trong tầm soát và điều trị ung thư sớm đường tiêu hóa. Các công nghệ nội soi này hiện đang ứng dụng hiệu quả tại Thu Cúc TCI và được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn.

Trên đây là bài viết về phương pháp nội soi dạ dày cần để giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình cũng như tác dụng của phương pháp này mang lại. Việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín là yếu tố quan trọng quyết định tính việc chẩn đoán chính xác và điều trị. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu kỹ lưỡng để có thể chọn lựa đúng địa chỉ nội soi tin cậy.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital