Niềng răng là giải pháp chỉnh nha được lựa chọn hàng đầu bởi những ưu điểm vượt trội trong việc khắc phục tình trạng khấp khểnh, sai lệch ở răng. Vậy có những phương pháp niềng răng nào và chi phí có cao không? Hãy cùng tìm hiểu về các loại niềng răng và chi phí niềng hiện nay ngay sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Niềng răng có vai trò gì?
Niềng răng là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nha khoa nhằm để chỉ kỹ thuật chỉnh nha, khắc phục sai lệch ở răng. Về cơ bản, các phương pháp niềng răng hiện nay đều sử dụng khí cụ chuyên dụng để tạo lực điều chỉnh răng về vị trí mong muốn trên cung hàm.
Vì sao niềng răng thường được các chuyên gia nha khoa khuyến khích thực hiện, đặc biệt là đối với người trẻ?
– Niềng răng giúp khắc phục hiệu quả tình trạng sai lệch ở răng như hô, móm, khấp khểnh, lệch lạc… Trong nhiều trường hợp, niềng răng còn tạo nên sự cân đối, tương quan cho hai khớp cắn.
– Khả năng ăn nhai được phục hồi triệt để nhờ hàm răng đều đặn, cân đối hai hàm.
– Hạn chế một số bệnh lý về răng miệng do hàm răng đều đặn giúp mọi người dễ dàng vệ sinh, chăm sóc hằng ngày.
– Khắc phục nhược điểm phát âm, giúp giọng nói của bạn trở nên rõ ràng, dễ nghe hơn.
– Tạo nên khuôn mặt cân đối, thẩm mỹ, giúp mọi người luôn cảm thấy tự tin trong giao tiếp.
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe răng miệng trước khi tư vấn phương pháp niềng răng cho từng người. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp không chỉ rút ngắn thời gian niềng, tối ưu hiệu quả mà còn có thể giảm thiểu chi phí.
2. Các loại niềng răng và chi phí
– Niềng răng bằng mắc cài kim loại: Đây là phương pháp truyền thống, ra đời sớm nhất và phổ biến nhất hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành gắn khí cụ chỉnh nha được làm bằng kim loại lên bề mặt răng để tạo lực siết, điều chỉnh răng. Rất nhiều người lựa chọn niềng răng bằng mắc cài kim loại bởi hiệu quả chỉnh nha vô cùng lớn với chi phí vừa phải. Hiện nay, mức giá niềng răng bằng mắc cài kim loại có thể dao động từ 20-45 triệu đồng, tùy thuộc vào độ tuổi cũng như mức độ lệch lạc răng miệng của từng người.
– Niềng răng bằng mắc cài sứ: Phương pháp niềng có tính chất gần giống với niềng bằng mắc cài kim loại. Với phương pháp này, bác sĩ sử dụng niềng được làm từ chất liệu sứ cao cấp, an toàn để chỉnh nha về vị trí mong muốn. Chất liệu sứ có màu sắc tệp với màu của răng, đảm bảo thẩm mỹ vượt trội trong quá trình niềng. Do đó, giá tiền niềng răng bằng mắc cài sứ thường cao hơn, dao động từ 30-55 triệu đồng.
– Niềng răng bằng mắc cài tự đóng: Phương pháp này sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài tự động tác động lực để dịch chuyển răng. Theo đó, bác sĩ sẽ thiết kế mắc cài với nắp và rãnh trượt để giữ phần dây cung với phần mắc cài, thay vì dùng chun buộc như phương pháp niềng truyền thống. Nhờ hệ thống rãnh trượt này mà dây cung tạo ra lực liên tục, đều đặn lên cả hàm răng, giúp rút ngắn thời gian điều trị so với các cách niềng răng truyền thống. Người bệnh không cần đến phòng khám nha khoa nhiều lần để căn chỉnh lại mắc cài. Chi phí niềng răng bằng mắc cài tự đóng rơi vào khoảng từ 45-60 triệu đồng.
– Niềng răng bằng mắc cài mặt trong: Điểm đặc biệt của phương pháp này chính là bác sĩ sẽ gắn khí cụ niềng vào mặt lưỡi của răng để chỉnh nha. Không chỉ đạt hiệu quả cao mà niềng mặt trong còn đảm bảo thẩm mỹ tối ưu, giúp mọi người tự tin hơn trong quá trình niềng bởi người đối diện rất khó nhận ra bạn đang niềng. Với phương pháp này, mọi người có thể sẽ phải chi trả mức phí lên tới 80 triệu đồng bởi kỹ thuật thực hiện vô cùng phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao.
– Niềng răng trong suốt: Phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất hiện nay, sử dụng khay niềng để điều chỉnh răng lệch lạc. Khay niềng trong suốt được làm bằng chất liệu đặc biệt không chỉ an toàn mà còn tạo lực siết vừa phải, không gây đau đớn, khó chịu cho người niềng. Khay niềng linh hoạt có thể dễ dàng tháo lắp để vệ sinh và thay khay theo tình trạng của răng miệng. Nhờ đó, mọi người không chỉ sở hữu hàm răng đều đặn mà còn đảm bảo thẩm mỹ ngay cả trong quá trình niềng bởi khó nhận ra khay niềng trong suốt. Với rất nhiều ưu điểm vượt trội, phương pháp này có chi phí rất cao, có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.
3. Làm sao để rút ngắn thời gian và chi phí niềng?
– Niềng răng từ khi còn sớm, đặc biệt là trong độ tuổi vàng từ 12-16 tuổi là cách tốt nhất giúp tối ưu thời gian và chi phí niềng răng.
– Bên cạnh đó, để có thể rút ngắn thời gian niềng răng hiệu quả, bạn nên tới nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, tư vấn phương pháp phù hợp với tình trạng răng miệng của bạn nhất.
– Đồng thời, nên điều trị dứt điểm các vấn đề răng miệng như viêm lợi, sâu răng… trước khi niềng để quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả cao.
– Khi đeo khí cụ niềng, cần lưu ý chăm sóc và vệ sinh răng miệng khoa học và đều đặn mỗi ngày để hạn chế bệnh lý.
– Thăm khám và chỉnh nha (đối với các phương pháp niềng có mắc cài) để bác sĩ điều chỉnh lực siết phù hợp với tình trạng răng miệng.
Hy vọng những thông tin về các loại niềng răng và chi phí trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật niềng răng chỉnh nha hiện đại được áp dụng hiện nay. Bạn có nhu cầu niềng răng nên lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo quá trình niềng được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa với trang thiết bị hiện đại giúp tối ưu hiệu quả cũng như chi phí nhé.