Bệnh viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm khuẩn tại cơ quan sinh dục nữ (tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng). Bệnh viêm vùng chậu nếu không chữa trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.
Menu xem nhanh:
Bệnh viêm vùng chậu là gì?
Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm khuẩn tại cơ quan sinh dục nữ như tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Đây là căn bệnh phổ biến ở nữ giới đặc biệt là những người đã lập gia đình và sinh con.
Phụ nữ có thể bị viêm vùng chậu nếu họ bị bệnh lây truyền qua đường tình dục (như nhiễm chlamydia hoặc lậu) mà không được xử lí sớm. Bệnh viêm vùng chậu có thể điều trị khỏi hoàn toàn và việc hỗ trợ điều trị sớm sẽ giảm được nguy cơ biến chứng từ viêm vùng chậu.
Dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu thường có các dấu hiệu nhận biết như sau:
– Dấu hiệu nhận biết trên lâm sàng: Các dấu hiệu rất đa dạng.Triệu chứng ban đầu thường chỉ là cảm giác trằn nhẹ vùng bụng dưới. Tiếp đến, người bệnh sẽ thấy khí hư ra nhiều kèm mùi tanh và có màu vàng hoặc hơi xanh. Người bệnh có thể bị đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt, đau khi giao hợp và tiểu khó.
– Những dấu hiệu toàn thân của bệnh bao gồm: Sốt trên 38 độ C, run lạnh, đau cơ, nôn,…Xuất huyết tử cung bất thường hay tiểu khó có thể là triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm vùng chậu.
Nguyên nhân gây bệnh viêm vùng chậu
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm vùng chậu, có thể kể đến các nguyên nhân như:
– Không giữ vệ sinh trong những ngày có kinh nguyệt: Trong những ngày kinh nguyệt, lượng vi trùng tăng lên nhiều hơn so với bình thường. Do đó, nếu chị em không chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hoặc sử dụng loại băng vệ sinh không chất lượng, quan hệ tình dục trong ngày này thì sẽ rất dễ dẫn tới viêm nhiễm.
– Do quan hệ tình dục sớm và không an toàn: Đây là nguyên nhân chính gây viêm vùng chậu ở nữ giới.
– Viêm nhiễm sau khi sinh hoặc phá thai: Thể trạng của người phụ nữ sau khi sinh (sau nạo phá thai) thường rất yếu. Lúc này cổ tử cung rất yếu và bị tổn thương nên khả năng chống lại vi khuẩn xâm nhập bị giảm đi. Nhiều trường hợp sau khi phá thai khiến cổ tử cung bị tổn thương và chảy máu, chưa kịp phục hồi, bề mặt niêm mạc tử cung bị bóc tách, âm đạo bị chảy máu kéo dài, gây nhiễm trùng và là nguyên nhân dẫn tới viêm vùng chậu.
– Lây lan viêm nhiễm từ các bộ phận khác, ví dụ như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc… Vi trùng gây viêm nhiễm từ các bộ phận này có thể lan tới cơ quan sinh sản và gây ra viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu…
-Quan hệ tình dục bừa bãi, không sử dụng các biện pháp an toàn, quan hệ với nhiều người là nguyên nhân gây viêm vùng chậu không thể không nhắc đến.
Những ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
– Phụ nữ dưới 25 tuổi có nguy cơ bị bệnh nhiều hơn phụ nữ trên 25 tuổi.
– Những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, quan hệ tình dục nhiều hoặc quan hệ tình dục với nhiều người.
– Những người thường xuyên thụt rửa âm đạo có nguy cơ bị bệnh cao hơn không thụt rửa.
– Phụ nữ có tiền sử bị viêm cổ tử cung, không được hỗ trợ điều trị triệt để, tái phát nhiều lần cũng có nguy cơ mắc bệnh.
– Phụ nữ từng nạo hút thai, làm các thủ thuật ở âm đạo, cổ tử cung, nhiễm trùng HIV…
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm vùng chậu như thế nào?
Hỗ trợ điều trị sớm bằng kháng sinh phổ rộng, bao phủ C trachomatis và N gonorrhoeae, vi khuẩn gram âm, vi khuẩn yếm khí, và liên cầu khuẩn. Không sử dụng Quinolone vì tỉ lệ đề kháng cao
- Tuân thủ hỗ phác đồ uống đủ liều thuốc.
- Đúng chỉ định, theo dõi phản ứng phụ
- Không quan hệ tình dục đến khi hoàn tất phác đồ
- Tầm soát và hỗ trợ điều trị cho bạn tình.
Có thể thực hiện nội trú hoặc ngoại trú tùy thuộc mức độ nặng – nhẹ của bệnh. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân. Trong quá trình người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định điều trị của bác sĩ, không tự ý dừng việc điều trị, thay đổi đơn thuốc, dùng thuốc không theo kê đơn… Bên cạnh đó, nên thay đổi lối sống, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, có chế độ dinh dưỡng tốt.