Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Mặc dù không gây đe dọa tính mạng nhưng nếu không biết quan tâm phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, bệnh trĩ có thể gây biến chứng. Hậu quả là không ít người tiền mất tật mang, gây tổn hại đến sức khỏe.
Menu xem nhanh:
1. Triệu chứng của bệnh trĩ sẽ tự biến mất sau một vài ngày?
Triệu chứng của bệnh trĩ (thường là đau, ngứa, sưng và chảy máu trong khi đại tiện) thường biến mất trong vòng một vài ngày và những triệu chứng này không gây nguy hiểm. Tuy nhiên trường hợp bị chảy máu hoặc đau nặng, tốt nhất nên tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị ngay.
2. Đối tượng nào sau đây có nguy cơ cao bị bệnh trĩ?
A: Bị táo bón mãn tính
B: Bị tiêu chảy mãn tính
C: Cả A hoặc B
Câu trả lời đúng là C. Cả táo bón và tiêu chảy mãn tính đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trĩ.
3. Nâng vật nặng có thể gây ra bệnh trĩ?
Đúng. Nâng vật nặng hoặc bất kỳ hoạt động nào làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng hay hậu môn, có thể gây bệnh trĩ.
4. Bệnh trĩ là biến chứng thường gặp của
A: Trào ngược dạ dày – thực quản
B: Ăn thực phẩm nhiều gia vị
C: Mang thai
D: Tất cả các đáp án trên
Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao bị trĩ vì sự gia tăng áp lực trong ổ bụng, tình trạng thay đổi nội tiết tố và táo bón. Triệu chứng bệnh trĩ khi mang thai thường biến mất sau khi sinh con.
5. Bệnh trĩ có thể di truyền?
Đúng, những người có cha mẹ bị trĩ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này hơn so với những người bình thường.
6. Bệnh trĩ có hai loại là
A: Viêm và không viêm
B: Nội và ngoại
Bệnh trĩ được chia thành hai loại: trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội nằm bên trong trực tràng, hiếm khi gây đau đớn, do mô này không có bất kỳ dây thần kinh cảm giác nào. Trĩ ngoại có thể có khối huyết phát triển rất đau. Khi các búi trĩ sa hẳn ra ngoài thì gây ra trĩ ngoại, mạch bị tắc gây phù nề và nghẹt, không thể tụt lại vào bên trong hậu môn được, kèm theo triệu chứng nứt hậu môn và rất đau mỗi khi đi đại tiện.
7. Cách nào sau đây giúp phòng chống bệnh trĩ?
A: Ăn nhiều chất xơ
B: Uống nhiều nước hơn
C: Tập thể dục nhiều hơn
D: Tất cả các đáp án trên
Chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp cải thiện tiêu hóa và có thể giúp ngăn ngừa táo bón, giảm sự căng thẳng và áp lực lên trực tràng khi phân được loại bỏ ra ngoài. Uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên cũng có thể cải thiện tiêu hóa và làm giảm áp lực ở hậu môn.
8. Phương pháp điều trị nào cho bệnh trĩ gây khó chịu?
A: Chiết xuất nước cây phỉ (Witch hazel)
B: Tắm nước ấm
C: Chườm nước đá
D: Tât cả nhưng điều trên
Ngâm nước ấm có thể giúp làm giảm cơn đau của bệnh trĩ, chườm nước đá có thể làm giảm sưng, và chiết xuất nước cây phỉ có thể giảm bớt ngứa. Các loại kem corticosteroid, hemorrhoid, acetaminophen, ibuprofen và aspirin cũng hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ.
9. Để giúp chữa lành bệnh trĩ, nên nhịn đi đại tiện càng nhiều càng tốt?
Khi có cảm giác muốn đi vệ sinh, cần đi ngay, không nên cố nhịn.Táo bón sẽ càng làm nặng thêm bệnh trĩ. Theo lời khuyên của các bác sĩ, khi có cảm giác muốn đi vệ sinh, cần đi ngay, không nên cố nhịn.
10. Bệnh trĩ là một yếu tố nguy cơ của ung thư đại trực tràng?
Sai, bệnh trĩ không có mối liên hệ với ung thư đại trực tràng và không phải là yếu tố nguy cơ của căn bệnh này. Tuy nhiên cần lưu ý các triệu chứng của bệnh trĩ tương tự như triệu chứng của ung thư đại trực tràng, nên nếu có triệu chứng chảy máu trực tràng, nên tới bệnh viện để kiểm tra ngay.