Tìm hiểu quy trình lấy cao răng từ A đến Z

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Ngô Việt Anh

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Vệ sinh răng miệng đơn thuần không thể loại bỏ hoàn toàn mảng bám và thức ăn thừa trong kẽ răng. Điều này chính là nguyên nhân khiến cao răng hình thành, làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Để bảo vệ cho sự chắc khỏe của hàm răng, mọi người nên lấy cao răng thường xuyên tại nha khoa. Vậy quy trình lấy cao răng bao gồm những bước gì, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Menu xem nhanh:

1. Cao răng – Mối hiểm họa khôn lường

Cao răng hình thành từ các mảng bám và mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng, quanh cổ chân răng hoặc dưới nướu. Cao răng có màu trắng đục, vàng nhạt hoặc vàng sẫm đối với người thường xuyên hút thuốc. Nếu chảy máu chân răng, cao răng bị nhiễm màu thành nâu đỏ thì còn được gọi là cao răng huyết thanh.

Mảng bám lâu ngày không được loại bỏ và vệ sinh sạch sẽ thì sẽ hình thành cao răng. Cao răng rất dày, cứng và khó vệ sinh sau thời gian dài bám lâu trên bề mặt răng. Chúng tạo môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng vô cùng nguy hiểm:

– Ở mức độ nhẹ, cao răng là tác nhân khiến nướu sưng tấy, chảy máu và bị viêm.

– Nghiêm trọng hơn khi tình trạng cao răng tích tụ ngày càng nhiều thì có thể dẫn tới viêm nướu nặng, viêm nha chu. Khi đó tổ chức nâng đỡ đã bị tổn thương nên răng bị suy yếu, dễ lung lay.

– Thậm chí, có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như lở miệng, viêm amidan, viêm họng, sâu răng, viêm tủy ngược dòng…

Để phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Tuy lấy cao răng là kỹ thuật cơ bản nhưng vẫn cần được thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn, tránh đau nhức hoặc chảy máu sau điều trị.

Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh do cao răng gây ra

Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh do cao răng gây ra

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định lấy cao răng

2.1. Đối tượng nên lấy cao răng thường xuyên

– Người đến thời kỳ lấy cao răng, cao răng hình thành quanh chân răng và nướu.

– Người có nhiều cao răng, cao răng hình thành bất thường, có vết dính trên hoặc dưới nướu.

– Người bị viêm lợi, viêm nha du do cao răng gây ra.

– Phụ nữ có thai có cao răng cũng cần được loại bỏ giúp hạn chế bệnh lý liên quan trong thai kỳ như u nướu.

– Người được chỉ định trước khi thực hiện các thủ thuật nha khoa như nhổ răng, tẩy trắng răng, niềng răng…

– Người cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước phẫu thuật, xạ trị.

2.2. Đối tượng chống chỉ định lấy cao răng

– Người bị viêm nướu, viêm nha chu cấp tính, viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính.

– Người có bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp trên, không thể thở bằng mũi.

– Người bị viêm tủy cấp không thể chịu được nước lạnh hoặc độ rung của dụng cụ lấy cao răng.

– Người bị đái tháo đường, biến chứng nha chu nghiêm trọng.

– Người bị sốt xuất huyết, bị các bệnh lây truyền qua đường nước bọt như quai bị…

– Người bị bệnh lý về rối loạn đông máu, chảy máu khó cầm.

– Người mắc các bệnh lý thần kinh cơ, không thể làm chủ được hành vi như động kinh, co giật…

Người đến thời kỳ lấy cao răng, cao răng hình thành quanh chân răng và nướu cần loại bỏ kịp thời để tránh viêm chân răng, viêm nha chu

Người đến thời kỳ lấy cao răng, cao răng hình thành quanh chân răng và nướu cần loại bỏ kịp thời để tránh viêm chân răng, viêm nha chu

3. Quy trình lấy cao răng tại nha khoa

Hiện nay, các nha khoa áp dụng hai phương pháp lấy cao răng chính là sử dụng dụng cụ truyền thống hoặc bằng máy siêu âm hiện đại. Quy trình được thực hiện chuyên nghiệp tại các cơ sở nha khoa uy tín giúp loại bỏ sạch cao răng và ngăn ngừa tình trạng chảy máu, đau đớn trong quá trình điều trị.

– Bước 1: Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định tình trạng răng miệng, mức độ nghiêm trọng của cao răng. Sau đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của từng người để tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

– Bước 2: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để làm giảm tối đa vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình điều trị.

– Bước 3: Lấy cao răng bằng dụng cụ truyền thống hoặc dao siêu âm, loại sạch cao răng và mảng bám quanh chân răng. Trong quá trình điều trị có thể có cảm giác ê buốt nhẹ. Khi tách cao răng ở sâu trong chân răng có thể có hiện tượng chảy máu. Tuy nhiên, bác sĩ có chuyên môn sẽ xử lý kịp thời và khoa học để không gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh.

– Bước 4: Sau khi loại bỏ cao răng, bác sĩ sẽ thực hiện đánh bóng răng để bề mặt răng nhẵn, mịn và sáng màu hơn.

– Bước 5: Vệ sinh lại răng miệng, khoang miệng và hoàn tất quá trình lấy cao răng. Sau đó, bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc để điều trị đối với những người mắc bệnh lý răng miệng và tư vấn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng tại nhà.

Quy trình lấy cao răng bằng máy siêu âm Piezotome được thực hiện tại Nha khoa Quốc tế Thu Cúc

Quy trình lấy cao răng bằng máy siêu âm được thực hiện tại Nha khoa Quốc tế Thu Cúc

Cao răng hình thành trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng kém khoa học của từng người. Do đó, việc chăm sóc răng miệng sau khi loại bỏ cao răng vô cùng quan trọng. Mọi người cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa để làm giảm sự tích tụ của cao răng cũng như loại bỏ cao răng thường xuyên, ngăn ngừa bệnh lý về răng miệng. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn nắm được quy trình lấy cao răng được thực hiện tại các cơ sở nha khoa. Bạn có thể liên hệ trực tiếp tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa khi có nhu cầu chăm sóc, thăm khám sức khỏe răng miệng của bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital