Tiểu ra máu sau tán sỏi niệu quản do đâu

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Tiểu ra máu sau tán sỏi niệu quản do đâu? Đây là vấn đề nhiều người băn khoăn khi có hiện tượng bất thường sau khi thực hiện tán sỏi. Dưới đây là lời giải đáp của các chuyên gia bạn đọc nên tham khảo.

Tiểu ra máu sau tán sỏi niệu quản do đâu?

Nhiều người sau khi thực hiện tán sỏi niệu quản gặp phải tình trạng tiểu ra máu lo lắng không biết có sao không. Chị Nguyễn Thu A, 36 tuổi cho biết: “Cách đây 5 ngày tôi có thực hiện tán sỏi tại bệnh viện nhưng khi về tôi có hiện tượng tiểu buốt, nước tiểu có màu hồng như máu. Tôi cảm thấy vô cùng lo lắng vì thấy có nhiều người hết rồi mà mình thì vẫn bị tình trạng này không biết có phải bị tai biến gì sau tán sỏi không.”

Tiểu ra máu sau tán sỏi niệu quản do đâu?

Tiểu ra máu có thể là triệu chứng bình thường sau tán sỏi niệu quản

Theo các chuyên gia cho biết: “Đa số các bệnh nhân sau tán sỏi đều đau tức hố lưng, mạn sườn bên tán sỏi, đi tiểu buốt dắt, nước tiểu hồng, các triệu chứng này thường sẽ tự hết sau 3 – 5 ngày.” Vì vậy người bệnh không cần quá lo lắng khi tiểu ra máu sau tán sỏi niệu quản.

Tuy nhiên, nếu bạn tiểu buốt và tiểu ra máu kéo dài hơn 10 ngày, bạn nên tái khám kiểm tra, xem có mảnh sỏi vụn, nhiễm trùng hay tổn thương đường tiểu gì không.

Nên làm gì sau khi tán sỏi niệu quản?

Sau khi tán sỏi niệu quản, để cơ thể hồi phục tốt và phòng tránh nguy cơ tái phát sỏi, người bệnh cần lưu ý thực hiện 1 số vấn đề như sau:

Uống nhiều nước: Sau khi tán sỏi niệu quản người bệnh nên uống nhiều nước từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để giúp loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể. 

Ăn các thực phẩm giúp lợi niệu: Người bệnh cũng nên lưu ý đến chế độ ăn để giúp loại bỏ các mảnh sỏi vụn ra khỏi cơ thể như tăng cường rau xanh trái cây tươi trương thực đơn, sử dụng 1 số loại nước lợi niệu như nước ép rau cần tây, nước râu ngô, nước đậu đen…

Hạn chế các thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ tái phát sỏi như thực phẩm chứa nhiều oxalat, các thực phẩm chứa nhiều đạm động vật…

Không nhịn tiểu: Thói quen nhịn tiểu có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi và tái phát sỏi sau điều trị do đó cần lưu ý không được nhịn tiểu để tránh tái phát.

Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ hoặc ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường để được xử lý kịp thời, tránh các vấn đề có thể gặp phải sau khi tán sỏi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital