Tiểu đường thai kỳ tuần 36 – mẹ cần lưu ý gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tiểu đường thai kỳ tên tiếng anh : Gestational diabetes là tình trạng lượng đường huyết trong máu ở mức cao do rối loạn chuyển hóa glucose. Vậy tình trạng tiểu đường thai kỳ tuần 36 có ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi như thế nào, mẹ cần lưu ý gì trong “giai đoạn nước rút này”, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé.về Tiểu đường thai kỳ tuần 36

1. Sơ lược sự phát triển của thai nhi ở tuần 36

1.1. Sự phát triển của thai nhi tuần 36

Ở tuần thai thứ 36, có thể coi bé đã “đủ ngày đủ tháng” mặc dù phải 4 tuần nữa mới tới ngày dự sinh. Nếu thời điểm này mẹ chuyển dạ thì phổi của bé đủ khả năng để thích ứng với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Tuy nhiên, những bộ phận khác của bé vẫn cần thêm thời gian để hoàn toàn trưởng thành, trong đó có hệ tiêu hóa. Thai nhi 36 tuần có cân nặng khoảng 2.8kg và dài khoảng 48-50cm. Ở giai đoạn này, bé tiếp tục tích trữ mỡ và tăng cân, khoảng 28g/ngày.

Thai nhi tuần thứ 36 nặng khoảng 2.8kg và dài khoảng 50cm

1.2. Cơ thể người mẹ có những thay đổi gì?

Ở tuần thứ 36, bé đã bắt đầu di chuyển dần xuống đường sinh khiến mẹ bị sa bụng, dẫn tới dáng đi có sự thay đổi. Ngoài ra mẹ bầu còn gặp phải một số tình trạng:

– Đau vùng xương chậu

– Xuất hiện dịch nhầy

– Đầy hơi, khó tiêu, táo bón

– Đi tiểu thường xuyên hơn

– Phù nề ở chân

Mất ngủ

2. Tiểu đường thai kỳ tuần 36 ảnh hưởng tới mẹ và bé như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao do sự rối loạn của việc sản xuất insulin để chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng nuôi cơ thể. Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

2.1. Ảnh hưởng tới thai nhi

– Thai chết lưu do lượng đường huyết tăng cao đột ngột.

– Thai nhi bị rối loạn tăng trưởng (tăng cân, sụt cân bất thường).

– Trẻ sinh ra dễ gặp phải nguy cơ rối loạn chuyển hóa như hạ canxi huyết, hạ đường huyết, vàng da, ăn kém.

– Thai nhi khi sinh ra dễ mắc các bệnh về đường hô hấp do phổi bị ảnh hưởng, bệnh tim mạch, béo phì, loãng xương, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi trưởng thành.

 tiểu đường thai kỳ tuần 36

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ khiến thai nhi bị rối loạn tăng trưởng (tăng cân, sụt cân bất thường)

2.2. Ảnh hưởng tới mẹ bầu

– Mất chức năng lọc thải thận, giảm chức năng thận

– Bị bệnh lý về mắt: bong võng mạc, tăng nhãn áp, giảm thị lực có thể dẫn tới mù lòa

– Bị rối loạn thần kinh, gây đau toàn bộ cơ thể

– Khó sinh, băng huyết sau sinh

– Tiền sản giật, sản giật

tiểu đường thai kỳ tuần 36

Chuyển hóa glucose ở thai phụ tiểu đường thai kỳ bị rối loạn do insulin hoạt động kém hiệu quả

3. Mẹ bầu cần làm gì khi bị tiểu đường thai kỳ tuần 36

Đối với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nói chung và tiểu đường thai kỳ tuần 36 nói riêng thì tất cả các hoạt động hàng ngày từ việc ăn, ngủ, nghỉ đều ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh. Do đó mẹ bầu cần lưu ý những điều sau đây sẽ giúp hạn chế đáng kể biến chứng của bệnh tới mẹ và thai nhi.Tiểu đường thai kỳ và những điều cần biết

3.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trong giai đoạn này, mẹ bầu vẫn phải đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, bao gồm đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên mẹ bầu nên hạn chế những thực phẩm làm tăng đường huyết như gạo trắng, bánh mì trắng, khoai tây…, các loại nước ngọt, nước có đường, bánh nướng, bánh ngọt, bánh quy…,  đồ nhiều muối, thực phẩm có nhiều chất béo. Thay vào đó mẹ bầu nên dùng các thực phẩm ít gây tăng đường máu như đậu đỗ, gạo lứt, các loại trái cây ít ngọt, củ quả, rau xanh, thịt nạc, cá, sữa chua, các loại sữa không béo và không đường. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều bữa trong ngày để duy trì lượng đường huyết ổn định.

3.2. Nghỉ ngơi, tập thể dục

Ngoài việc có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý thì việc nghỉ ngơi và hoạt động thể dục đều đặn cũng giúp mẹ bầu kiểm soát tốt các biến chứng của tiểu đường thai kỳ. Mẹ nên dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng hoặc những môn thể thao như bơi lội, đi bộ, yoga, đạp xe, khiêu vũ… để giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường lưu thông mái, tiêu hao bớt những năng lượng thừa của cơ thể.

 tiểu đường thai kỳ tuần 36

Bên cạnh có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên luyện tập thể dục thể thao điều độ để duy trì lượng đường huyết ổn dịnh

3.3. Theo dõi lượng đường trong máu

Mẹ bầu hãy xét nghiệm chỉ số đường huyết tại bệnh viện theo chỉ định của bác sĩ hoặc thường xuyên tự kiểm tra lượng đường trong máu tại nhà để đảm bảo tiểu đường thai kỳ mức an toàn. Thực tế nhiều mẹ bầu dù được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nhưng vẫn chủ quan, không kiểm soát tốt chế độ sinh hoạt, ăn uống vì thế đã dẫn tới những hậu quả khó lường đối với sức khỏe của mẹ và bé về sau. Thai nhi được 36 tuần, ngày chào đời đã cận kề nhưng vẫn có thể bị chết lưu vì tiểu đường thai kỳ. Do đó dù ở giai đoạn nào trong quá trình mang thai, khi đã phát hiện ra mắc tiểu đường thai kỳ thì mẹ bầu nên có kế hoạch ăn uống, luyện tập điều độ, thăm khám định kỳ để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, giúp mẹ tròn con vuông.

4. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu Hà Nội

Do xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán tình trạng của mẹ bầu cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến thai nhi nên lựa chọn địa chỉ tiến hành xét nghiệm nào uy tín, chất lượng là băn khoăn của rất nhiều thai phụ.

Tiểu đường thai kỳ tuần 36

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là địa chỉ được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng thực hiện các xét nghiệm quan trọng, trong đó có xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc hiện đang là địa chỉ thăm khám, xét nghiệm được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn. Trang thiết bị hiện đại, quy trình lấy máu và xét nghiệm nghiêm ngặt, thời gian nhận kết quả nhanh chóng là những ưu điểm khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc được các mẹ bầu yêu thích nhất. Sau khi có kết quả xét nghiệm, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc sẽ có những tư vấn, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cũng như phương hướng điều trị cụ thể.

Tin liên quan

  • Bệnh tiểu đường thai kỳ – Triệu chứng và nguyên nhân
  • Tôi đã “đánh gục” tiểu đường thai kỳ bằng cách nào
  • Mẹ bầu bị tiểu đường: Tiểu đường thai kỳ ăn gì

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital