Tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu thì hết?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu thì hết là mối quan tâm của rất nhiều mẹ bầu không may mắc phải căn bệnh này. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh thường gặp ở các mẹ bầu, khoảng 2-10% mẹ bầu gặp phải căn bệnh này. Đây là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn đường trong máu khiến chỉ số đường huyết ở mức cao hơn bình thường. Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần được chăm sóc đặc biệt trong và sau khi mang thai bởi lẽ bệnh lý này sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con. Mẹ bầu có nguy cơ bị băng huyết sau sinh, tiền sản giật, nhiễm trùng, tăng nguy cơ sảy thai, thậm chí có thể gặp hiện tượng thai chết lưu muộn (trên 32 tuần), khó sinh. Còn thai nhi có nguy cơ chậm phát triển, dị tật, thai to, thai gặp vấn đề về hô hấp và chuyển hóa sau sinh…

Một số dấu hiệu phổ biến nhất của tiểu đường thai kỳ là:

  • Mẹ bầu thường xuyên cảm thấy khát nước
  • Hay thức giấc vào lúc nửa đêm để uống nước
  • Đi tiểu nhiều lần hơn
  • Vùng kín bị nhiễm nấm
  • Các vết thương, vết trầy thương lâu lành
  • Cân nặng sụt giảm
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Kiệt sức
Tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu thì hết là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu chẳng may mắc phải căn bệnh này

Tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu thì hết là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu chẳng may mắc phải căn bệnh này

Cách điều trị và phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Như đã chia sẻ ở trên, tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm vì thế việc phòng và điều trị tiểu đường thai kỳ là vô cùng cần thiết để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, giữ cho mẹ và thai nhi cùng khỏe mạnh. Dưới đây là một số cách giúp mẹ bầu có thể kiểm soát được căn bệnh này:

  • Có chế độ ăn uống khoa học: việc lựa chọn thực phẩm khi mang thai là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế đồ ngọt, đồ chứa nhiều đường và carbohydrate. Thay vào đó nên tăng cường rau xanh, vitamin, ngũ cốc. Mẹ bầu nên ăn 3 bữa chính và 1-3 bữa phụ mỗi ngày để tránh đường huyết bị sụt giảm hoặc tăng đột ngột. Ngoài ra, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng nên thường xuyên theo dõi cân nặng của mình tại nhà để tránh tăng cân quá nhanh cũng sẽ khiến mức đường huyết tăng nhanh.
  • Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu: Kiểm tra đường huyết thường xuyên tại nhà song song với việc ghi lại chế độ ăn sẽ giúp mẹ bầu có chế độ ăn uống phù hợp, kiểm soát tốt chỉ số đường huyết.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, lo lắng
  • Thường xuyên tập thể dục, vận động cơ thể: Việc tập thể dục với cường độ vừa phải mỗi ngày 30 phút sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, mẹ bầu thường xuyên tập thể dục cũng giúp hạn chế một số triệu chứng khó chịu thường gặp trong thai kỳ như chuột rút, đau lưng, khó ngủ.
  • Khám thai thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ:
  • Nếu tập thể dục và thay đổi chế độ dinh dưỡng vẫn không kiểm soát được bệnh tiểu đường thai kỳ, thì mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và kê đơn thuốc giúp ổn định đường huyết. Để tránh các trường hợp không đáng có xảy ra, mẹ bầu đừng bao giờ tự ý dùng thuốc mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?

Tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu thì hết là thắc mắc của hầu hết mẹ bầu khi chẳng may mắc phải căn bệnh này. Thông thường bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh khoảng 1 – 3 tháng. Thế nhưng, nếu không kiểm soát đường huyết tốt, chị em vẫn có khả năng mắc tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai tiếp theo.

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh khoảng 1 - 3 tháng

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh khoảng 1 – 3 tháng

Nhiều trường hợp, chị em mắc tiểu đường nhẹ trước khi mang thai nhưng lại không phát hiện và điều trị sớm. Đến khi mang thai mới phát hiện ra, thì bệnh sẽ phát triển ngày một nặng hơn và chị em có thể phải chung sống với nó suốt cả đời.

Theo thống kê:

  • Có 5 – 10% mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ bị biến chứng thành tiểu đường tuýp 2 sau sinh.
  • Có khoảng 50% mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ bị biến chứng thành tiểu đường tuýp 2 vào 5 – 10 năm sau sinh.

Đó là lý do tại sao mẹ bầu cần phải tới bệnh viện khám thai định kỳ để phát hiện và tầm soát bệnh tiểu đường. Bên cạnh việc ổn định lượng đường trong máu, chị em nên để ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ sau sinh quan trọng như thế nào?

Thông thường, bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh xong. Nhưng không vì thế mà các mẹ bầu chủ quan bởi mẹ có thể bị tiểu đường tuýp 2 ngay sau đó, vì thế cần thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nhất các bất thường.

  • Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nếu được bác sĩ theo dõi và phát hiện sớm từ giai đoạn tiền tiểu đường, có thể giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học, hợp lý.
  • Việc thăm khám và điều trị tiểu đường thai kỳ sớm cũng giúp chị em cải thiện được tình trạng đường huyết tăng cao, làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm khác.
  • Việc sàng lọc tiểu đường tuýp 2 sau sinh cũng giúp chị em giảm nhẹ nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai tiếp theo, như: khó sinh, sinh non, tăng huyết áp, dị tật bẩm sinh, hạ đường huyết,…

Do đó. việc kiểm soát tiểu đường thai kỳ sau sinh là vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp chị em có biện pháp phù hợp để ngăn ngừa bệnh phát triển thành các biến chứng nguy hiểm.

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ sau sinh là vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp tránh các biến chứng nguy hiểm

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ sau sinh là vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp tránh các biến chứng nguy hiểm

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Những em bé có mẹ mắc tiểu đường thai kỳ khi sinh ra sẽ có nguy cơ mắc phải những căn bệnh như sau:

  • Vàng da sơ sinh
  • Có nguy cơ suy hô hấp sau sinh
  • Hạ đường huyết và gặp các bệnh lý chuyển hóa sau sinh
  • Có nguy cơ mắc các chấn thương khi sinh thường, như tổn thương ở vai,…
  • Tăng nguy cơ thai chết lưu. tử vong ngay khi sinh
  • Thai tăng trưởng quá mức
  • Dễ bị béo phù hoặc mắc bệnh tiểu đường sau này

Có nên kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ?

Với tất cả những nguy cơ với mẹ và bé như đã chia sẻ ở trên thì tất cả các mẹ bầu nên thực hiện kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ. Đặc biệt với những mẹ bầu nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao như thừa cân béo phì, ít hoạt động thể chất, có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ, tiền sử sinh con to, bị huyết áp cao, hội chứng buồng trứng đa nang thì sẽ được thực hiện kiểm tra sàng lọc nguy cơ tiểu đường thai kỳ sớm hơn. Còn thông thường ở tuần 24-28 các mẹ bầu sẽ được thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau sinh

Để hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ sau sinh, chị em nên thay đổi chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao để ổn định đường huyết. Với những chị em mắc tiểu đường tuýp 2, thì việc chăm sóc sức khỏe phù hợp sẽ giúp chị em tránh được những hậu quả phức tạp, không thể lường trước được như mờ mắt, hoại tứ chi, suy thận.

Ngoài việc theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên, các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần khám thai định kỳ để phát hiện sớm nhất các bất thường

Ngoài việc theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên, các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần khám thai định kỳ để phát hiện sớm nhất các bất thường

Chế độ ăn uống

  • Chị em nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, chứ không cần phải kiêng tuyệt đối các loại thực phẩm giàu tinh bột, hay đồ ngọt. Thay vào đó, chị em nên cắt giảm lượng tinh bột, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chất đạm và chất béo lành mạnh. Thêm vào đó, chị em chỉ nên ăn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
  • Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày thành 5 – 6 bữa để tránh lượng đường huyết tăng đột ngột.
  • Trước khi ăn cơm, chị em nên ăn thật nhiều rau xanh để làm chậm quá trình hấp thu tinh bột, cũng như giải phóng lượng đường vào trong máu.

Chế độ sinh hoạt, luyện tập

  • Chị em nên tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng từ 30 – 60 phút mỗi ngày theo tư vấn của bác sĩ để nâng cao thể lực, cải thiện độ nhạy cảm của insulin, cũng như giảm nồng độ đường huyết.
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định và phù hợp với thể trạng của bản thân.

Dùng thuốc

Nếu thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập không cải thiện được tình trạng đường huyết tăng cao, chị em hãy sử dụng các loại thuốc đặc trị theo chỉ định của bác sĩ. Chị em tuyệt đối không dùng thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ khi chưa được bác sĩ tư vấn, chỉ định để tránh biến chứng nguy hiểm.

Hầu hết mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nếu được kiểm soát tốt thì sẽ có một thai kỳ mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông. Tuy nhiên sau sinh chị em cần thăm khám định kỳ, kiểm soát sức khỏe thật tốt để phòng tránh các biến chứng tới sức khỏe về lâu dài.

Dịch vụ thai sản trọn gói tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc sẽ giúp mẹ bầu thực hiện đầy đủ các lần khám thai, siêu âm, xét nghiệm cần thiết trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu khi đăng ký thai sản trọn gói không chỉ được chăm sóc kiểm tra sức khỏe trước sinh, mà còn cả trong sinh, sau sinh một cách đầy đủ và tận tâm. Đặc biệt sau sinh 3 tuần, mẹ và bé sẽ được tái khám, mẹ được siêu âm miễn phí nhằm đánh giá sức khỏe. Để được tư vấn về các gói thai sản của Thu Cúc hay có những thắc mắc liên quan cần được giải đáp, các mẹ bầu vui lòng gọi tới tổng đài 1900 55 88 92.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital