Măng cụt là trái cây được yêu thích tại hầu hết các nước châu Á. Trong thành phần của măng cụt có rất nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, do đó mẹ bầu được khuyên nên sử dụng loại trái cây này trong thai kỳ. Tuy nhiên đối với người mắc tiểu đường thai kỳ, việc dung nạp lượng thức ăn vào cơ thể với số lượng như thế nào, khẩu phần bao nhiêu là rất quan trọng. Vậy tiểu đường thai kỳ ăn măng cụt được không? Câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây, đừng bỏ qua nhé.
Menu xem nhanh:
Thành phần dinh dưỡng của măng cụt
Măng cụt là loại quả có nguồn gốc từ Mã Lai, Indonesia, Myanmar, Thái Lan,..có vị thơm ngon đặc trưng và cũng rất bổ dưỡng. Măng cụt có chứa chất xanthone cao có khả năng chống ung thư, vì chất này có thể tiêu diệt sự sinh sôi quá độ của vi khuẩn, giữ cân bằng môi trường axit trong dạ dày, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
Theo các chuyên gia, trong 196g măng cụt chứa:
- Lượng calo: 143
- Carbs: 35g
- Chất xơ: 3,5g
- Chất béo: 1g
- Protein: 1g
- Vitamin C: 9% RDI; B9 (folate): 15% RDI; B1: 7% RDI; B2: 6% RDI
- Mangan: 10% RDI
- Đồng: 7% RDI
- Magie: 6% RDI
*RDI: nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị hằng ngày
Lợi ích khi bà bầu ăn măng cụt
Những lợi ích chung của trái măng cụt
Thông thường khi ăn măng cụt, hiếm có ai sử dụng phần vỏ cứng bên ngoài. Tuy nhiên theo góc độ khoa học, từ ruột tới vỏ của loại trái cây này đều có tác dụng đối với sức khỏe người dùng.
Vỏ quả măng cụt chứa 7 – 13% tanin, nhựa và chất đắng cũng đều là những chất có lợi cho cơ thể. Nếu biết tận dụng, măng cụt có thể vừa làm thuốc, vừa cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể:
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi lớn, điều này ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý khiến họ thường căng thẳng, mệt mỏi..Trong măng cụt có thành phần acid tryptophan sẽ kích thích quá trình tổng hợp serotonin giúp làm thư giãn thần kinh, từ đó sẽ giúp chị em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn.
Tiêu diệt vi khuẩn có hại trong dạ dày, nâng cao hệ miễn dịch
Hàm lượng vitamin C trong măng cụt hoạt động giống như chất chống oxy hóa, giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể mẹ bầu, giúp mẹ bầu tránh được một số bệnh ốm vặt (như cảm, ho, sốt,..)
Tốt cho tuần hoàn máu và tim mạch
Theo nghiên cứu khoa học, một số thành phần dưỡng chất tìm thấy trong quả măng cụt có tham gia vào quá trình tăng sinh hồng cầu trong máu. Vì thế đối với bà bầu đang bị thiếu máu hoặc suy nhược cơ thể. đây là thực phẩm bổ sung cực kì tốt.
Kích thích phát triển thần kinh, ngừa dị tật
Acid folic có nhiều trong quả măng cụt, đây là thành phần dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc kích thích phát triển não và hệ thần kinh của thai nhi. Đồng thời giúp thai nhi phòng tránh được một số dị tật bẩm sinh như dị tật cột sống, dị tật ống thần kinh,..
Chống lão hóa
Hàm lượng vitamin trong măng cụt rất dồi dào như vitamin A, vitamin B, vitamin C,..Duy trì thói quen ăn măng cụt mỗi ngày có thể kích thích cơ thể tăng sinh collagen, đây là một trong những chất giúp cải thiện độ đàn hồi của da, duy trì độ ẩm.
Lợi ích riêng khi bà bầu ăn măng cụt
Cung cấp dưỡng chất giúp thai nhi phát triển
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong quả măng cụt có hàm lượng khoáng chất mangan rất dồi dào. Thống kê cho thấy chỉ cần uống khoảng 1 cốc nước ép măng cụt mỗi ngày đã có thể bổ sung cho cơ thể khoảng 0.2mg mangan rất tốt cho quá trình phát triển hệ xương và sụn của thai nhi.
Điều chỉnh đường huyết
Tiểu đường thai kỳ được đánh giá là khá nguy hiểm với thai phụ, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể mẹ và bé. duy trì thói quen ăn măng cụt trong thời gian thai kỳ là một trong những cách giúp bạn có thể kiểm soát lượng đường máu ở mức an toàn, phòng tránh nguy cơ phát sinh biến chứng không mong muốn.
Trị táo bón, ổn định hệ tiêu hóa
Táo bón là tình trạng thường gặp ở chị em phụ nữ trong thời gian thai kỳ. Trong măng cụt chứa đến 3.5g chất xơ do đó nếu chăm chỉ, thường xuyên ăn măng cụt, mẹ bầu có thể cải thiện được tình trạng này.
Bà bầu ăn măng cụt được không nếu bị tiểu đường thai kỳ?
Cũng giống như cam, đu đủ, chanh,..măng cụt mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu nhưng không phải ăn càng nhiều càng tốt. Măng cụt hoàn toàn có thể ăn mỗi ngày nhưng theo khuyến cáo của chuyên gia, lượng ăn mỗi ngày dành cho mẹ bầu nếu bị tiểu đường thai kỳ là 2 – 3 quả/ngày. Tuy nhiên tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, cách an toàn nhất là mẹ bầu nên đến thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn về liều lượng ăn phù hợp.
Bí quyết mua măng cụt ngon?
Để đảm bảo tốt nhất dinh dưỡng khi sử dụng măng cụt thì mẹ bầu cần ăn đúng cách, đúng liều lượng.
Dưới đây là một số gợi ý giúp mẹ bầu chọn măng cụt ngon, đảm bảo:
• Nhìn vào phần đáy quả măng cụt và đếm xem bông hoa nhỏ có bao nhiêu cánh thì bên trong măng cụt có bấy nhiêu múi.
• Ưu tiên chọn những quả có vệt mủ màu vàng bám bên ngoài vỏ măng cụt. Vỏ măng cụt rám,sần sùi thì đó là quả măng cụt ngon, ngọt.
• Kiểm tra măng cụt đã chín chưa và có bị hỏng không thì dùng tay ấn đều một vòng quanh quả. Quả nào dễ ấn và mềm thì đó là quả đã chín ngọt và không hỏng.
Cách ăn và bảo quản măng cụt tươi lâu
• Cách lấy măng cụt tốt nhất là dùng dao khứa vòng tròn giữa quả rồi tách làm đôi. Không nên cắt quá sâu khiến nhựa măng cụt dây vào trong thịt quả, khi ăn sẽ làm giảm độ ngon.
• Bảo quản măng cụt trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ khoảng 13℃
Một vài món độc đáo từ măng cụt?
Ăn măng cụt trực tiếp đã rất tốt, tuy nhiên có thể thay đổi cách chế biến măng cụt thành các món như sinh tố, kem, chè,..Một vài món chế biến từ măng cụt mà bạn có thể tham khảo
Tóm lại cũng giống như các loại trái cây khác, bà bầu ăn măng cụt nên ở lượng vừa phải, đặc biệt là thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên có chế độ và khẩu phần ăn hợp lý. Trên đây là những lý giải của chúng tôi về thắc mắc tiểu đường thai kỳ ăn măng cụt có được không? Tốt nhất để đa dạng thực phẩm bổ sung cho cơ thể cũng như sự phát triển của thai thi, mẹ bầu nên đa dạng hóa các thực phẩm và có chế độ ăn, sử dụng các loại trái cây hợp lý.