Tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ được không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ được không? Đây là thắc mắc của không ít những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ. Mặc dù đu đủ chứa rất nhiều vitamin và thành phần dưỡng chất tốt cho cơ thể, nhưng liệu nó có an toàn đối với người bị bệnh tiểu đường thai kỳ hay không? Đừng bỏ qua bài viết này nếu muốn tìm câu giải đáp nhé!

Dinh dưỡng của đu đủ

Đu đủ là một trong những trái cây giàu vitamin, khoáng chất và các loại chất dinh dưỡng khác, giá thành lại rẻ. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong đu đủ được các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra như sau:

  • Năng lượng: 163 KJ
  • Protein: 2.01 gram
  • Carbohydrate: 16 gram
  • Chất béo: 0.2 gram
  • Chất xơ: 5.9 gram
  • Vitamin C: 61.8 mg
  • Vitamin B6: 0.1 mg
  • Niacin (vitamin B3): 0.38 mg
  • Vitamin A: 328 μg
  • Thiamin (vitamin B1): 0.2 mg
  • Folate (vitamin B9): 38
  • Riboflavin (vitamin B2): 0.05 mg
  • Lycopene: 3.4 mg
  • B-carotene: 0.5 mg
  • Phenol: 171 mg
  • Flavonoids: 20.47 mg
  • Sắt: 0.1 mg
  • Canxi: 31 mg
  • Carotene: 0.8 mg
  • Kali: 275 mg
  • Magie: 10 mg
Hàm lượng đường trong đu đủ thấp, hàm lượng dinh dưỡng cao nên mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn đu đủ

Hàm lượng đường trong đu đủ thấp, hàm lượng dinh dưỡng cao nên mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn đu đủ

Có thể thấy hàm lượng đường trong đu đủ ở mức thấp nên trái cây này hoàn toàn có thể ăn được đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra đu đủ còn cung cấp nhiều dưỡng chất khác cần thiết cho cơ thể.

Những đặc tính có lợi của đu đủ đối với sức khỏe bà bầu

Thực tế có nhiều loại cây trái ngọt chứa hàm lượng đường cao, mẹ bầu đặc biệt là mẹ mắc tiểu đường thai kỳ nên tránh. Tuy nhiên đu đủ có thể giúp giảm đáng kể lượng đường trong máu nhờ những đặc tính sau:

Ít đường

Đu đủ mặc dù có vị ngọt thanh nhưng hàm lượng đường khá thấp, mức đường này không ảnh hưởng quá nhiều tới bệnh tiểu đường. Trong một quả đu đủ vừa chứa khoảng 8,3g đường. Ngoài ra các nghiên cứu còn chỉ ra rằng trong đu đủ có chứa thành phần giúp làm giảm sự tiến triển của bệnh tiểu đường type 2.

Giàu vitamin

Có thể thấy trong thành phần dinh dưỡng của đu đủ có chứa rất nhiều loại vitamin như A, C, magie, sắt, canxi,..tốt cho tim mạch và bệnh nhân mắc tiểu đường.

Chứa nhiều chất xơ

Trong 100g đu đủ chứa 5.9g chất xơ. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ bầu có thể sử dụng đu đủ trong bữa ăn nhẹ giúp no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn và loại bỏ thói quen ăn uống không lành mạnh.

Chỉ số đường huyết thấp

Chỉ số đường huyết GI trong đu đủ là 23, được xếp loại trong nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Do đó khi ăn đu đủ, đường tự nhiên sẽ được giải phóng từ từ và không làm tăng đột ngột lượng đường trong máu.

Tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ được không?

Với những đặc tính kể trên như ít đường, chỉ số đường huyết GI thấp, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn đu đủ. Một số lợi ích có thể kể đến đối với người mắc tiểu đường thai kỳ là:

Đu đủ chín giúp tăng sức đề kháng, bổ sung một số dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Đu đủ chín giúp tăng sức đề kháng, bổ sung một số dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Tăng cường sức đề kháng

Với hàm lượng beta carotene cao hơn so với các loại hoa quả khác giúp cho tiền chất của vitamin A khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển thành vitamin A, chất này có vai trò chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể mẹ kháng lại một số bệnh nguy hiểm.

Bổ sung vitamin

Đu đủ chín chứa rất nhiều loại vitamin như vitamin C, vitamin B1, B2, B6,..Đặc biệt vitamin B1 có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, bảo vệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch khi mang thai. Bên cạnh đó, vitamin B2 giúp phát triển thị giác, cơ và hệ thần kinh thai nhi.

Cung cấp chất khoáng

Không chỉ nhiều vitamin, đu đủ chín còn chứa rất nhiều khoáng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Chất sắt trong đu đủ chín còn giúp mẹ bầu ngăn được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai. Điều này rất tốt cho thai nhi vì khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, thai nhi sẽ dễ có nguy cơ mắc các bệnh về xương.

Duy trì cân nặng trong mức kiểm soát

Đu đủ được xem như “thần dược” khi đảm bảo đầy đủ dưỡng chất nhưng lại không chứa nhiều calo khiến cơ thể mẹ tăng cân, dễ ảnh hưởng đến đường huyết và quá trình sinh.

Một số lưu ý khi ăn đu đủ dành cho bà bầu mắc tiểu đường

Thứ nhất, trong thời gian mang thai, mẹ bầu không được ăn đu đủ sống (đu đủ xanh). Thứ hai, khi ăn đu đủ chín, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên lưu ý:

  • Không ăn đu đủ quá lạnh.
  • Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn đu đủ (khoảng 2-3 lần/tuần)
  • Mẹ bầu bị hen suyễn hoặc các vấn đề về hô hấp cũng nên hạn chế ăn đu đủ vì chất papain trong đu đủ có thể gây dị ứng nặng, sổ mũi, nghẹt mũi và khó thở.
  • Hạt của quả đu đủ chín có chứa chất độc, vì vậy để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần loại bỏ hết hạt trước khi ăn.

Những loại hoa quả tốt cho người tiểu đường

Một số loại trái cây có hàm lượng đường cao như vải, mít, sầu riêng, chuối, mãng cầu,..mẹ bầu đặc biệt là mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên hạn chế hoặc tránh sử dụng theo chỉ định của bác sĩ vì ăn nhiều sẽ khiến đường huyết tăng.

Những trái cây tốt cho người tiểu đường như bưởi, chanh, cam, lê, roi, táo, ổi,…có thể ăn với số lượng nhiều.

• Táo: Chứa nhiều chất oxy giúp làm giảm lượng cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi các căn bệnh cảm vặt thông thường. Ngoài ra táo còn chứa nhiều dưỡng chất giúp tiêu hóa chất béo có trong cơ thể.

• Cam: Chứa hàm lượng vitamin C cao, an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

• Bưởi: Đây là loại quả cực tốt cho người mắc tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bưởi có khả năng làm giảm nguy cơ mắc đột qu, giảm cholesterol và triglycerid, tốt cho tim mạch. Thường xuyên ăn bưởi giúp bệnh nhân tiểu đường có thể giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng và các biến chứng nguy hiểm.

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên cân nhắc chọn lựa những trái cây phù hợp và đảm bảo vệ sinh để ngăn ngừa đường huyết tăng cao đột ngột gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên cân nhắc chọn lựa những trái cây phù hợp và đảm bảo vệ sinh để ngăn ngừa đường huyết tăng cao đột ngột gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Ngoài việc chọn loại trái cây phù hợp, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ còn cần chú trọng đến vấn đề an toàn, nguồn gốc đảm bảo của loại trái cây đó, thời điểm nào ăn trái cây là thích hợp cũng cần lưu ý. Nên ăn trái cây cách ít nhất 2h sau ăn để không làm đường huyết tăng đột ngột. Thời gian ăn tốt nhất là khoảng sau 11 sáng hoặc tầm 5h chiều.

Với những chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đọc đã có cho mình câu trả lời về việc “Tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ được không?”. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào khác, các bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết này hoặc gọi trực tiếp đến HOTLINE 0936 388 288 hoặc Tổng đài 1900 55 88 92, bộ phận tiếp nhận thông tin của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc sẽ phản hồi bạn sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital