Tiểu đường thai kỳ và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tiểu đường thai kì là hiện tượng khá nhiều mẹ bầu gặp phải. Nếu không có chế độ chăm sóc và kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra những biến chứng không mong muốn.Tiểu đường thai kì và những điều cần biết

Tiểu đường thai kì là gì?

Tiểu đường trong thai kì là căn bệnh phổ biến, khá nhiều mẹ bầu gặp phải, nhất là ở tam cá nguyệt thứ 2 của thai kì. Bệnh xảy ra do sự thay đổi các hormone trong cơ thể khi mang thai. Thông thường, bệnh có thể tự khỏi sau khi mẹ bầu kết thúc quá trình mang thai và sinh con.

Khi bị tiểu đường thai kì, mẹ bầu cần theo dõi và kiểm soát tốt căn bệnh này để tránh gây biến chứng trong quá trình mang thai. Hầu hết các mẹ bầu đã bị tiểu đường thai kì ở lần mang thai thứ nhất sẽ mắc bệnh lại vào những lần mang thai sau.

Dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường thai kì

– Đi tiểu nhiều và thường xuyên.

– Khó kiểm soát việc ăn uống.

tieu-duong-thai-ki-va-nhung-dieu-can-biet-1

Tiểu đường thai kì là căn bệnh khá nhiều mẹ bầu gặp phải

– Thị lực giảm, mắt bị mờ đi trong 1 thời gian ngắn.

– Thường xuyên cảm thấy bị khô miệng, khát nước.

Vùng kín bị viêm nhiễm, nhiễm trùng.

– Các vết thương, các vết trầy xước… thường rất khó và lâu lành.

Nguyên nhân mắc tiểu đường thai kì

– Do thay đổi hormone: Khi mang thai, các hormone trong cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi nhất định. Đặc biệt, insulin được sản xuất ra để điều hòa glucose cũng bị suy giảm do các hormone nhau thai làm rối loạn việc sản xuất này. Từ đó khiến lượng glucose trong máu tăng cao, gây nên nên hiện tượng tiểu đường thai kì.

tieu-duong-thai-ki-va-nhung-dieu-can-biet-2

Nếu không kiểm soát tốt, tiểu đường thai kì có thể gây ra những biến chứng khó lường

– Do chế độ ăn uống, sinh hoạt: Trong thai kì, nhiều mẹ bầu thường ăn uống tẩm bổ quá nhiều dẫn đến việc tăng cân nhanh, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, carbonhydrates… Bên cạnh đó, do mang thai nặng nề nên mẹ bầu lười vận động hơn. Tất cả những điều này cũng là yếu tố khiến mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường.

– Nguyên nhân khác: Nếu mẹ bầu bị béo phì, gia đình có tiền sử bị tiểu đường, từng bị tiểu đường thai kì, mang thai khi đã lớn tuổi, có tiền sử cao huyết áp…

Biến chứng của tiểu đường thai kì

Nếu không theo dõi và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường thai kì, mẹ bầu có nguy cơ phải đối mặt với một số biến chứng sau:

– Đối với em bé:

+ Vượt quá mức tăng trưởng.

+ Lượng đường huyết thấp, gây co giật.

+ Mắc hội chứng suy hô hấp.

+ Mắc bệnh vàng da.

+ Mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau khi trưởng thành.

tieu-duong-thai-ki-va-nhung-dieu-can-biet-3

Khi có dấu hiệu tiểu đường, mẹ bầu cần nhanh chóng tới bệnh viện để tiến hành thăm khám

+ Gặp vấn đề về kĩ năng vận động…

– Đối với mẹ bầu:

+ Tăng nguy cơ mắc tiền sản giật.

+ Nhiễm trùng đường tiểu.

+ Mắc tiểu đường trong tương lai.

Trên đây là những kiến thức về bệnh lý tiểu đường thai kì mà mẹ bầu nào cũng nên biết. Ngay khi có triệu chứng của bệnh này, mẹ bầu cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, xác định nguyên nhân để có hướng xử trí kịp thời.

Tin liên quan

  • Tiểu đường thai kỳ tuần 36 – mẹ cần lưu ý gì
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ – Triệu chứng và nguyên nhân
  • Tôi đã “đánh gục” tiểu đường thai kỳ bằng cách nào

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital