Thủng màng nhĩ và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Thính lực của một người có thể sẽ bị suy giảm đáng kể nếu màng nhĩ thủng. Vậy thủng màng nhĩ là gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

1. Bạn đã biết gì về thủng màng nhĩ?

1.1. Thủng màng nhĩ là gì?

Màng nhĩ là một lớp mô mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa, cao khoảng 9mm, rộng 8mm, dày khoảng 0.1mm. Cấu tạo của màng nhĩ bao gồm 3 lớp: Lớp thượng bì phía ngoài, lớp tổ chức sợi ở giữa và lớp niêm mạc ở phía trong. Đây là bộ phận giúp con người cảm nhận sự rung động của sóng âm sau đó chuyển đổi chúng thành các xung thần kinh truyền tải âm thanh tới não. Nhờ đó mà con người có thể nghe được âm thanh của mọi vật xung quanh.

Ngoài ra, màng nhĩ có chức năng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các vật thể lạ bên ngoài giúp bảo vệ tai. Để hoàn thành tốt các chức năng này, đòi hỏi màng nhĩ phải luôn được giữ nguyên vẹn với độ đàn hồi và độ mỏng cần thiết. Tuy nhiên trong cuộc sống, sẽ có những tai hạn hy hữu xảy ra dẫn đến rách màng nhĩ.

Thủng màng nhĩ, nguyên nhân do đâu?

Rách màng nhĩ chính là thuật ngữ để mô tả tình trạng rách lớp mô mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa

Thủng màng nhĩ chính là thuật ngữ để mô tả tình trạng rách lớp mô mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Khi màng nhĩ bị thủng sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt của con người, gây giảm thính lực, khó chịu do ù tai. Bên cạnh đó, rủi ro nhiễm trùng tai giữa cũng sẽ gia tăng nếu bạn gặp phải tình trạng này. Màng nhĩ thủng ở mức độ nhẹ phần lớn có thể tự lành trong vòng vài tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nặng người bệnh cần có sự trợ giúp từ bác sĩ để “vá” lại vết rách. Nếu không kịp thời thăm khám và điều trị căn bệnh này có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng như: Mất khả năng nghe hoàn toàn, xuất hiện khối u, liệt mặt, viêm xương chũm và có khả năng ảnh hưởng tới não.

1.2. Dấu hiệu của thủng màng nhĩ

Người bệnh khi bị rách màng nhĩ sẽ xuất hiện một số triệu chứng bao gồm:

– Đau tai.

– Chảy mủ hoặc máu ở trong tai.

– Suy giảm thính lực.

– Ù tai, thường xuyên nghe thấy tiếng sột soạt hoặc ù ù trong tai.

– Chóng mặt.

– Buồn nôn hoặc nôn kèm theo chóng mặt.

– Khi xì mũi có thể nghe thấy âm thanh lạ.

Nếu viêm tai giữa bị rách màng nhĩ sẽ gây nên nhiễm trùng. Lúc này người bệnh sẽ có biểu hiện sốt, nhiễm trùng kèm đau nhức tai.

Màng nhĩ bị thủng nếu được chẩn đoán và điều trị ngay từ đầu có thể ngăn chặn được tình trạng này. Bởi vậy, nếu bạn thấy xuất hiện những dấu hiệu trên thì ngay lập tức hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị. Cơ địa cũng như tình trạng bệnh của mỗi người là không giống nhau, do đó đừng quên tham vấn với bác sĩ để tìm ra được phương án điều trị tốt nhất bạn nhé.

2. Nguyên nhân nào gây vỡ màng nhĩ?

Rách màng nhĩ có thể gây nên do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân bao gồm:

Viêm tai giữa (nhiễm trùng tai giữa): Bệnh này thường dẫn đến sự tích tụ chất lỏng trong tai giữa, áp lực này có thể gây nên rách (vỡ) màng nhĩ.

– Thay đổi áp suất: Khi áp suất không khí phía trong tai giữa và áp suất không khí bên ngoài môi trường bị mất cân bằng sẽ tác động lên màng nhĩ gây rách. Một số hoạt động có thể gây rách màng nhĩ như lặn biển, đi máy bay, lái xe tốc độ cao, thổi trực tiếp vào tai,…

– Âm thanh lớn, tiếng nổ có thể là nguyên nhân gây vỡ màng nhĩ.

– Vật lạ trong tai.

– Sử dụng các vật thể không an toàn để ngoáy tai.

– Chấn thương đầu nghiêm trọng như gãy nền sọ cũng có thể gây trật khớp hoặc tổn thương cấu trúc tai.

3. Cách điều trị rách màng nhĩ và phương pháp phòng tránh hiệu quả

3.1. Màng nhĩ bị rách điều trị như thế nào?

Rách màng nhĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng của từng người và nguyên nhân gây nên bệnh mà các chuyên gia sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường sẽ có một số phương pháp dưới đây:

– Sử dụng thuốc: Đối với các trường hợp màng nhĩ thủng do viêm hoặc nhiễm trùng tai, các chuyên gia có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ có khả năng khắc phục được tình trạng viêm hoặc nhiễm chứ không có tác dụng giúp liền màng nhĩ. Lưu ý, khi sử dụng thuốc kháng sinh, người bệnh phải tuân thủ theo đơn kê của bác sĩ tránh gây biến chứng không mong muốn.

thủng màng nhĩ

Phẫu thuật vá màng nhĩ là giải pháp khi bị thủng mành nhĩ với vết rách lớn

– Thực hiện vá màng nhĩ: Kỹ thuật này thường áp dụng đối với những vết rách màng nhĩ lớn. Khi thực hiện các chuyên gia sẽ lấy mô từ bộ phận khác trong cơ thể để vá vào màng nhĩ.

Ngoài ra, một số phương pháp điều trị dân gian cũng được nhiều người áp dụng, tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách sẽ dễ dẫn đến điếc vĩnh viễn. Do đó, nếu nghi ngờ màng nhĩ bị thủng bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn và điều trị.

3.2. Làm sao để phòng tránh vỡ màng nhĩ?

Màng nhĩ bị thủng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng một số biện pháp như:

– Không nghe nhạc quá to, hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn.

– Khi đi bơi hoặc tắm vòi sen nên bị tai bằng nút chặn bảo vệ.

– Giữ cho tai luôn khô ráo, hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng tai.

– Cảnh giác với những vật nhọn, không lấy ráy tai bằng những dụng cụ sắc nhọn để không gây tổn thương cho màng nhĩ.

– Vệ sinh tai thường xuyên, ngoáy tai nhẹ nhàng bằng tăm bông (đảm bảo sát khuẩn tốt).

– Khi mắc các bệnh liên quan đến mũi họng cần tích cực điều trị, tránh biến chứng gây viêm tai giữa.

Ngoài ra, nguyên nhân lớn gây nên vỡ màng nhĩ là do viêm tai giữa, bởi vậy bạn có thể phòng ngừa bằng cách tắm ở những nơi có nguồn nước sạch, hồ bơi có hệ thống khử khuẩn đảm bảo an toàn.

4. Phẫu thuật vá màng nhĩ tại Thu Cúc TCI

Một trong số những ca bệnh thủng màng nhĩ tiêu biểu mà ở đó phẫu thuật vá nhĩ là chỉ định thiết yếu là trường hợp bệnh nhân Đỗ Thị Trọng (32 tuổi). Chị được chẩn đoán bị thủng màng nhĩ rộng gần như hết màng căn do biến chứng của viêm tai giữa với các biểu hiện ù tai, chảy nước trong tai, thường xuyên chóng mặt và rất khó để nghe rõ. Để điều trị dứt điểm bệnh khôi phục lại thính giác cho bệnh nhân, đội ngũ bác sĩ Tai – Mũi – Họng Thu Cúc TCI đã chỉ định chị cần thực hiện vá nhĩ càng sớm càng tốt.

thủng màng nhĩ

Bác sĩ Tiến đang thực hiện vá nhĩ cho chị Trọng qua hệ thống nội soi Karl Storz

Cũng như hầu hết các ca phẫu thuật vá nhĩ tại Thu Cúc TCI, trưởng phòng khám Tai Mũi Họng TCI – bác sĩ Dương Văn Tiến với hơn 30 năm kinh nghiệm là người trực tiếp phẫu thuật cho chị Trọng. Hỗ trợ bác sĩ Tiến trong phẫu thuật và góp phần quan trọng không kém đối với quá trình thực hiện phẫu thuật và hậu phẫu không thể thiếu hệ thống phòng mổ vô khuẩn 1 chiều cùng hệ thống phẫu thuật nội soi đến từ Đức – Karl Storz. Sau khoảng 2 giờ áp dụng phương pháp vá Underlay, ca mổ đã thành công tốt đẹp và có dự kiến hồi phục tốt, không để lại biến chứng.

Luôn tập trung đầu tư vào chất lượng máy móc, đội ngũ bác sĩ đầu ngành và tối ưu quy trình, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ đáng tin cậy của nhiều bệnh nhân cần phẫu thuật vá nhĩ nói riêng và phẫu thuật điều trị các bệnh lý Tai Mũi Họng nói chung.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital