Thực phẩm dành cho người bệnh viêm phế quản

Tham vấn bác sĩ

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của ống phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp (ống phế quản là cơ quan dẫn khí vào phổi). Bệnh gây ra ho, ho khan kéo dài dai dẳng từ 2 – 3 ngày và thậm chí là vài tuần. Các triệu chứng khác bao gồm chất nhầy tích tụ trong phổi, sốt, đau họng và mệt mỏi. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm phế quản, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó một chế độ ăn uống hợp lý với những loại thực phẩm nhất định có thể góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
Tỏi

Tỏi là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên có thể giúp tiêu diệt tế bào vi khuẩn và virut.

Tỏi là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên có thể giúp tiêu diệt tế bào vi khuẩn và virut. Ăn tỏi có tác dụng giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng sau khi bị viêm phế quản. Tỏi cũng có chứa một chất hoá học gọi là quercetin, có thể ức chế sự sản xuất lipoxygenase của cơ thể. Đây là loại enzyme gây ra tình trạng viêm trong mô phổi.
Nấm
Nấm đông cô, nấm linh chi và nấm maitake có thể giúp ngăn ngừa tổn thương mô và phục hồi nhanh chóng từ viêm phế quản. Những loại nấm này có chứa chất hoá học có tên lentian, có thể giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch, cho phép cơ thể tiêu diệt các tế bào virut. Lentian cũng là một chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa thiệt hạ ở mô phổi do tác động của phân tử gốc tự do.
Bạc hà

Menthol trong bạc hà có thể làm loãng chất nhầy trong phổi, giúp cơ thể loại bỏ dễ dàng hơn khi ho.

Bạc hà có chứa menthol – có tính chất làm thông mũi. Menthol có thể làm loãng chất nhầy trong phổi, giúp cơ thể loại bỏ dễ dàng hơn khi ho.
Ngoài những thực phẩm tốt cho tình trạng viêm phế quản nêu trên, người bệnh cần tránh:

  • Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà chiên, hành chiên…
  • Sản phẩm từ sữa như sữa nguyên chất, pho mát, súp kem…
  • Đường tinh luyện có trong đồ uống có ga, kẹo, sô cô la, bánh ngọt…
  • Thực phẩm mặn, chứa nhiều muối.
  • Thức ăn cay, nóng chứa nhiều gia vị tiêu, ớt…
  • Rượu, bia

Những thực phẩm này có thể khiến cho triệu chứng bệnh viêm phế quản trở nên tồi tệ hơn.
Viêm phế quản điều trị như thế nào?

Người bệnh viêm phế quản nên đến bệnh viện để thăm khám và kiểm tra để được tư vấn cách điều trị phù hợp.

Vì nguyên nhân gây ra viêm phế quản chủ yếu là do nhiễm virus nên thuốc kháng sinh không có tác dụng. Tuy nhiên nếu bác sĩ nghi ngờ viêm phế quản là do vi khuẩn, người bệnh có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc khác, ví dụ như:
Thuốc ho: ho quá nhiều có thể khiến người bệnh mất ngủ về đêm. Thuốc ho có tác dụng làm dịu cơn ho, giúp người bệnh có giấc ngủ thoải mái hơn.
Các loại thuốc khác: nếu người bệnh bị dị ứng, hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc dạng hít và các thuốc khác để giảm viêm, làm thông thoáng cho phổi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital