Trong những năm gần đây, con số ca mắc đái tháo đường có xu hướng tăng với nhiều tác hại nghiêm trọng về tim mạch, thận, mắt, da, thần kinh, … Ngày Đái tháo đường Thế giới 14/11 hàng năm là dịp để mọi người thêm nâng cao nhận thức toàn cầu về căn bệnh này cũng như các biến chứng nguy hiểm cận kề.
Menu xem nhanh:
1. Đái tháo đường và những con số đáng báo động trên toàn thế giới
1.1. Hiểu về bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa với biểu hiện nổi bật lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn bình thường. Nguyên nhân phổ biến do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin, có thể do cả 2, dẫn đến rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ và chất khoáng.
Bệnh tiểu đường được chia thành 2 thể chính gồm:
– Tiểu đường type 1
– Tiểu đường type 2
Bệnh tiểu đường còn một thể bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai, có tên gọi là tiểu đường thai kỳ.
1.2. Thực trạng bệnh đái tháo đường
Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF) đưa ra một số thống kê đáng chú ý về thực trạng bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới, cụ thể như sau:
– Mỗi năm trên thế giới có khoảng 132.600 trẻ em được chẩn đoán bị tiểu đường type 1.
– Số trẻ em trong độ tuổi từ 0-19 bị tiểu đường là hơn 1 triệu.
– Hơn 21 triệu phụ nữ đang mang thai bị tăng đường huyết và khó dung nạp đường, chiếm khoảng 1/6 tổng số phụ nữ mang thai.
– Tỷ lệ khoảng 2/3 số bệnh nhân tiểu đường là người cao tuổi. Bên cạnh đó, số người trẻ bị tiểu đường cũng không ngừng tăng lên.
– Cứ 6 giây trôi qua sẽ có 1 người tử vong do biến chứng nghiêm trọng của tiểu đường.
– Năm 2017, số bệnh nhân tử vong là tiểu đường lên đến 4 triệu người. Chi phí điều trị căn bệnh này trên thế giới khoảng 727 tỷ đô la, trở thành gánh nặng toàn cầu.
Tại Việt Nam ghi nhận khoảng 7 triệu người đang mắc bệnh, trong đó 55% bệnh nhân đối mặt với các biến chứng nguy hiểm làm tăng chi phí điều trị. Thống kê từ năm 2000 tới nay cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở nhóm người trong độ tuổi 20-79 tăng gấp 3 lần. Cùng với đó, chi phí về y tế cho bệnh cũng tăng hơn gấp 3 lần.
Đáng báo động hơn, tỷ lệ người Việt Nam bị tiểu đường đang gia tăng nhanh chóng. Theo kết quả điều tra toàn quốc, trong số người trưởng thành từ 30-69 tuổi, tỷ lệ đái tháo đường năm 2012 là 5,4% tăng lên 7,3% vào năm 2020. Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà trải rộng khắp các khu vực từ miền núi, trung du đến đồng bằng. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị phù hợp.
2. Nâng cao nhận thức về bệnh nhân Ngày Đái tháo đường Thế giới 14/11
2.1. Nhận thức về biến chứng của bệnh
Chuyên gia Nội tiết tại Thu Cúc TCI nhận định, đái tháo đường là một bệnh gây tổn thương đa cơ quan, làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe người bệnh. Trên phương diện kinh tế – xã hội, đái tháo đường là gánh nặng vì việc điều trị, chăm sóc rất tốn kém.
Số liệu thống kê về tỷ lệ người Việt mắc đái tháo đường cho thấy:
– Có hơn 55% gặp biến chứng
– 34% đối diện với biến chứng tim mạch
– 39% gặp biến chứng về mắt, thần kinh
– 24% biến chứng về thận
Khi biến chứng xuất hiện, chi phí y tế điều trị bệnh tăng cao. Cùng với đó, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy giảm nghiêm trọng.
2.2. Nhận thức về cách phòng bệnh và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Cũng theo các chuyên gia, mặc dù tiểu đường là bệnh lý nghiêm trọng nhưng chúng ta có thể phòng ngừa bệnh nhờ lối sống lành mạnh.
Đặc biệt, việc khám tầm soát bệnh hoặc thăm khám ngay khi có biểu hiện nghi vấn là giải pháp hiệu quả giúp phát hiện bệnh sớm, chính xác. Từ đó có biện pháp ngăn bệnh kịp thời, tránh hệ lụy nghiêm trọng.
Việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời có nhiều lợi ích to lớn như:
– Nâng cao sức khỏe tinh thần, thể chất và chất lượng cuộc sống
– Ngăn chặn biến chứng nghiêm trọng xuất hiện
– Tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị
Vì vậy, ngay khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo gồm đi tiểu nhiều, cơ thể mệt mỏi, mắt nhìn kém, vết thương lâu lành, cần đến ngay chuyên khoa Nội tiết để được thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.
3. Các biện pháp phòng ngừa bệnh đái tháo đường
3.1. Kiểm soát cân nặng
Kiểm soát trọng lượng bằng cách giảm cân cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chuyên gia khuyến cáo những người bị tiền tiểu đường nên giảm ít nhất 7-10% trọng lượng cơ thể ngăn bệnh tiến triển.
3.2. Tăng cường vận động thể lực
Hoạt động thể chất thường xuyên đem đến nhiều lợi ích cho cơ thể, ngăn ngừa khả năng mắc nhiều bệnh lý trong đó có tiểu đường.
3.3. Ăn các loại rau củ quả tốt cho sức khỏe
Bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm carbohydrate chứa ít đường, tinh bột và giáu chất xơ, cụ thể:
– Trái cây
– Các loại rau lá xanh
– Các loại đậu
– Ngũ cốc nguyên hạt
3.4. Ăn chất béo lành mạnh
Để giảm và kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống nên tăng cường các loại thực phẩm có chất béo không bão hòa, bao gồm:
– Dầu ô liu
– Hướng dương
– Dầu hạt cải
– Hạnh nhân
– Đậu phộng
– Hạt lanh
– Hạt bí ngô
– Cá hồi
– Cá thu
– Cá mòi
– Cá ngừ
3.5. Tránh ăn kiêng cấp tốc, giảm cân phản khoa học
Việc giảm cân là tốt và ngăn ngừa nhiều bệnh lý trong đó có đái tháo đường. Tuy nhiên, chúng ta cần giảm cân an toàn, lành mạnh. Nếu áp dụng các phương pháp ép cân không lành mạnh có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết và nhiều tác dụng phụ khác.
3.6. Nói không với thuốc lá
Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 50% đặc biệt ở phụ nữ. Do đó, bỏ hút thuốc và không hút thuốc sẽ phòng ngừa đái tháo đường. Người đã mắc bệnh cần tuyệt đối bỏ thuốc và hạn chế khu vực có khói thuốc.
3.7. Kiểm soát thói quen uống bia rượu (số lượng, thời gian uống)
Việc lạm dụng rượu bia trong thời gian dài gây viêm tụy mạn tính, giảm khả năng tiết insulin – có nhiệm vụ kiểm soát lượng đường trong máu. Từ đó nguy cơ đái tháo đường cũng tăng lên.
3.8. Kiểm tra lượng đường đều đặn
Cùng với các biện pháp kể trên, mỗi người nên chú ý kiểm tra lượng đường huyết của mình. Điều này giúp phát hiện sớm các bất thường và điều trị kịp thời, ngăn biến chứng liên quan.
Hưởng ứng ngày Đái tháo đường Thế giới 14/11, Thu Cúc TCI gửi tặng nhiều ưu đãi giá trị khi thăm khám tại chuyên khoa Nội tiết. Nếu có nhu cầu, mời bạn liên hệ đến hotline 0936 388 288 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.