Thiếu máu nên ăn gì?

Thiếu máu nếu không được cung cấp kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chế độ ăn uống vô cùng quan trọng với người thiếu máu. Vậy thiếu máu nên ăn gì để bổ sung máu hiệu quả?

Ai dễ bị thiếu máu?

Trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ bị thiếu máu khi chế độ ăn thiếu chất sắt. Trẻ thiếu máu do thiếu sắt có thể có cảm giác thèm ăn những thứ kỳ lạ như đá, đất sét. Bác sĩ nhi sẽ kiểm tra trẻ em khi có dấu hiệu thiếu máu. Nếu không chữa trị, thiếu máu nặng có thể ảnh hưởng đến phát triển não bộ.

Thiếu máu thường gặp ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai

Thiếu máu thường gặp ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai

Phụ nữ và những người mắc bệnh kinh niên như như bệnh thận cũng có nguy cơ thiếu máu. Nguyên nhân do phụ nữ có chu kỳ “đèn đỏ” nên sẽ mất nhiều máu. Thời kỳ thai kỳ cũng làm thay đổi lượng máu trong cơ thể. Người mắc bệnh kinh niên có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất hồng cầu. Ngay cả ở tuổi teen, nếu thấy mệt mỏi thường xuyên, hãy nghĩ đến khả năng bị thiếu máu. Một số trẻ phát triển quá nhanh có thể thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu máu nên ăn gì?

Lượng sắt chúng ta cần thường phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính. Các nguồn tốt nhất của sắt đến từ các sản phẩm động vật, chủ yếu là thịt đỏ. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận được một lượng lớn chất sắt từ các nguồn phi động vật.

Nguồn chất sắt bao gồm:

  • Thịt đỏ và nội tạng (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thận, gan, tim, dồi tiết, v.v..). Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên lưu ý tránh ăn gan trong thai kì;
  • Cá và động vật có vỏ (cá mòi, cá mòi cơm, cua, cá cơm, tôm, hến);
  • Trứng;
Thực phẩm bổ sung sắt tốt cho người thiếu máu

Thực phẩm bổ sung sắt tốt cho người thiếu máu

  • Ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc (bánh mì, bột ngô, bột cám, bánh yến mạch, lúa mạch đen);
  • Các loại hạt (hạt phỉ, hạt macadamia, đậu phộng, quả hồ đào, quả óc chó, hạt mè, hạt hướng dương, hạt thông);
  • Các loại rau có lá xanh (bông cải xanh, rau bina, cải xoong, cải xoăn);
  • Đậu và các loại đậu (đậu nướng, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu xanh, đậu mắt đen, đậu thận);
  • Trái cây sấy khô (nho khô, mơ, mận, nho, quả sung);
  •  Sô cô la, bột ca cao, xoài tương ớt, anh đào trong si rô, bánh quy hạt gừng, bánh ngọt, bột cà ri;
  • Một lượng nhỏ heme sắt còn được tìm thấy trong thịt rừng và gia cầm (gà lôi, thịt nai, thỏ, gà, gà tây).

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý những điều sau để bổ sung hiệu quả và hấp thụ được tối đa chất sắt từ thực phẩm:

  • Vitamin C với các loại thực phẩm giàu chất sắt sẽ giúp hấp thụ chất sắt dễ dàng hơn. Bạn nên chuẩn bị các bữa ăn với nhiều rau và trái cây hoặc có ly nước cam dùng với bữa ăn của bạn.
  • Ăn thịt trong bữa cũng có thể giúp hấp thụ chất sắt từ các nguồn phi động vật.
  • Tránh uống trà trong bữa ăn vì như thế có thể làm giảm lượng chất sắt được hấp thụ. Lúa mì cũng có thể cản trở sự hấp thu sắt vì thế nên tránh sử dụng.

Thăm khám sức khỏe để được chẩn đoán tư vấn chế độ ăn uống phù hợp, giải đáp băn khoăn thiếu máu nên ăn gì.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán, điều trị thiếu máu hiệu quả và tư vấn chế độ ăn uống hợp lý.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital