Thiền – Phương pháp “chữa lành” tinh thần và sức khỏe

Thiền là một quá trình thư giãn và hồi phục cả về tinh thần và sức khỏe với những tác dụng của thiền đã được khoa học chứng minh. Hiện nay, thiền đã phổ biến nhiều hơn trong đời sống hằng ngày, trở thành liều thuốc bổ “chữa lành” không thể thiếu của nhiều người.

Menu xem nhanh:

1. Thiền là gì và tác dụng của thiền?

Thiền có thể được hiểu là một bài tập giúp cơ thể thúc đẩy, khuyến khích trở về trạng thái nhận thức và tập trung cao độ. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia tâm lý cho thấy thiền còn là phương pháp giúp thay đổi nhận thức cũng như tư duy và hành vi của con người theo một hướng tích cực, lạc quan hơn.

Do đó, thiền được ví như một liều thuốc bổ tâm và bổ thể vì chúng xóa tan căng thẳng, mang lại sự bình yên cho nội tâm con người. Mỗi ngày, bạn có thể dành ra một khoảng thời gian nhất định để thiền cũng có thể giúp cơ thể hồi phục sự bình tĩnh, xóa bỏ lo âu, lo lắng.

Có 7 loại thiền được phổ biến trên thế giới hiện nay:

– Thiền từ tâm

– Thiền quét cơ thể

– Thiền chánh niệm

– Thiền nhận thức hơi thở

– Kundalini (Thiền hoạt động thể chất kết hợp giữa các chuyển động và hít thở sâu, thần chú)

– Thiền thiền

– Thiền siêu việt.

Thiền và tác dụng của thiền

Thiền là bài tập thư giãn cả về sức khỏe và tinh thần.

2. Thiền “chữa lành” từ tâm với những lợi ích dựa trên khoa học

2.1. Thiền giúp giảm căng thẳng

Đây là lợi ích đầu tiên mà thiền mang lại. Thông thường, khi căng thẳng tinh thần và thể chất, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone căng thẳng cortisol. Hormone này sẽ làm giải phóng những hóa chất gây viêm là cytokine-CRS. Những tác động này sẽ gây ra rối loạn giấc ngủ, thúc đẩy trầm cảm, lo lắng và tăng huyết áp.

Trong một nghiên cứu  đã chỉ ra rằng, khi bạn thực hiện thiền chánh niệm (là một dạng thiền phổ biến) sẽ giúp làm giảm đáng kể phản ứng viêm do căng thẳng gây ra. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra thêm rằng thiền còn cải thiện tốt các triệu chứng liên quan đến căng thẳng như hội chứng ruột kích thích, mất ngủ, đau cơ xơ hóa,…

2.2. Tác dụng của thiền giúp kiểm soát tốt lo lắng

Thiền có thể giảm mức độ lo lắng, căng thẳng của bạn.

Một phân tích được tổng hợp từ gần 1.300 người lớn đã phát hiện được rằng, việc thiền giúp giảm lo lắng hiệu quả. Điều đáng chú ý là thiền có hiệu quả mạnh nhất ở những người có mức độ lo lắng cao nhất.

Ở một nghiên cứu khác cho thấy, thực hiện thiền chánh niệm trong vòng 8 tuần làm giảm các triệu chứng lo âu ở những người mắc rối loạn lo âu tổng quát, cải thiện đáng kể chứng trầm cảm, giảm đau đớn trong suốt 1 năm.

2.3. Thiền giúp cải thiện giấc ngủ

Có thể bạn chưa biết, gần một nửa dân số thế giới sẽ phải vật đối diện với chứng mất ngủ vào một thời điểm nào đó. Từ một nghiên cứu về thiền định chánh niệm đã phát hiện rằng những người thiền ngủ lâu và sâu hơn, cải thiện tốt chứng mất ngủ so với những người gặp tình trạng mất ngủ áp dụng các phương pháp cải thiện mất ngủ khác.

Thiền định đúng cách có thể giúp bạn kiểm soát hoặc điều hướng những tác nhân gây mất ngủ. Ngoài ra, thiền còn giúp bạn thư giãn toàn cơ thể, giải phóng căng thẳng và đưa bạn về trạng thái yên bình và dễ dàng đi vào giấc ngủ cũng như ngủ sâu hơn.

Tác dụng của thiền giúp ngủ ngon hơn

Thiền có tác dụng cải thiện giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.

2.4. Thiền giúp giảm đau

Nhận thức của con người về cơn đau có liên quan tới trạng thái của tinh thần và nó có thể tăng lên nhiều lần trong điều kiện căng thẳng.

Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng việc kết hợp thiền định vào thói quen hằng ngày của bạn có thể mang đến nhiều lợi ích trong việc kiểm soát cơn đau.

Trong một phân tích tổng hợp lớn thu hút gần 3.500 người tham gia đã kết luận rằng thiền định có liên quan tới việc giảm đau. Cụ thể, những người thiền và không thiền sẽ đều trải qua những nguyên nhân gây đau như nhau, nhưng kết quả cho thấy những người thực hành thiền có khả năng đối phó với cơn đau tốt hơn và thậm chí còn có thể giảm được cảm giác đau so với người không thiền.

2.5. Giảm huyết áp

Thiền giúp giảm căng thẳng cho tim từ đó giúp giảm huyết áp ở những bệnh nhân bị cao huyết áp.

Một phân tích tổng hợp của 12 nghiên cứu với gần 1000 người tham gia cho thấy thiền giúp giảm huyết áp. Lợi ích này thể hiện tính hiệu quả hơn ở những người lớn tuổi và những người có nền huyết áp cao hơn trước khi thực hiện nghiên cứu.

2.6. Tác dụng của thiền giúp lấy lại năng lượng

Thiền là một cách giúp tái tạo năng lượng hiệu quả. Chỉ với 15 phút thiền hằng ngày cũng sẽ giúp cơ thể bạn được phục hồi, lấy lại tinh thần và năng lượng sau một ngày dài căng thẳng, mệt mỏi.

2.7. Giúp giảm mất trí nhớ ở người già

Thiền giúp cải thiện sự chú ý, tập trung của suy nghĩ, từ đó giữ cho tâm trí của bạn luôn “tươi trẻ”. Các nghiên cứu ở những người mắc chứng mất trí nhớ có liên quan đến tuổi tác đã cho thấy, thiền giúp cải thiện hiệu suất tốt hơn trong các bài kiểm tra tâm lý thần kinh.

Ở một đánh giá khác đã tìm thấy bằng chứng sơ bộ về nhiều phong cách thiền định giúp tăng cường sự chú ý, trí nhớ, tinh thần nhanh nhạy ở những người lớn tuổi.

Thiền có tác dụng tốt với người cao tuổi

Thiền tốt cho người cao tuổi trong việc cải thiện sức khỏe và giúp giảm mất trí nhớ.

3. Thiền phù hợp với đối tượng nào?

Thiền phù hợp với tất cả mọi người, độ tuổi và giới tính miễn là bạn cảm thấy bản thân cần đến phương pháp này. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, cần thêm thời gian nghỉ ngơi và chữa lành thì thiền sẽ là lựa chọn tốt giúp bạn giải tỏa tâm trạng, phục hồi năng lượng. Ngay cả với những người khỏe mạnh, lạc quan cũng có thể chọn thiền giúp bạn tràn đầy năng lượng hơn.

Đặc biệt, đối với những người cao tuổi, thiền định có thể là lựa chọn ưu tiên giúp cải thiện tốt các vấn đề sức khỏe và tinh thần.

Thiền mang lại rất nhiều lợi ích, là liều thuốc bổ “chữa lành” tinh thần và sức khỏe dành cho tất cả mọi người. Bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn cho mình một bài thiền phù hợp, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận rõ những tác dụng của thiền mang lại.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital