Việt Nam là một trong những quốc gia có số ca mắc sốt xuất huyết cao. Mùa mưa là thời điểm cao điểm dịch sốt xuất huyết bùng phát với số ca mắc tăng liên tục. Cập nhật thông tin về triệu chứng, diễn biến bệnh sốt xuất huyết để có phương án bảo vệ sức khỏe phù hơp.
Menu xem nhanh:
1. Giải đáp: Diễn biến bệnh sốt xuất huyết giai đoạn nào nguy hiểm nhất?
Bệnh sốt xuất huyết phát triển theo 3 giai đoạn như sau:
1.1. Diễn biến bệnh sốt xuất huyết giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn đầu của bệnh, nhiều người thường nhầm với sốt thường và sốt virus. Tuy nhiên, bệnh cạnh sốt cao, bệnh sốt xuất huyết còn có một số triệu chứng đặc trưng như:
– Da xung huyết
– Phát ban xuất huyết dạng chấm nhỏ nổi dưới da
– Chảy máu chân răng
– Đau hốc mắt
Nếu nặng hơn, người bệnh có các biểu hiện khác bao gồm:
– Đau bụng vùng gan
– Gan to
– Tiểu ít
– Nôn nhiều
Nếu xét nghiệm công thức máu lúc này có thể thấy hematocrit tăng cao và tiểu cầu giảm nhanh.
1.2. Diễn biến bệnh sốt xuất huyết ở giai đoạn nguy hiểm
Người bệnh bị mắc sốt xuất huyết thường tiến triển sang giai đoạn nguy hiểm nhất sau khi bị sốt lần đầu từ 3-7 ngày. Đây là giai đoạn cần nhập viện để có biện pháp xử trí phù hợp, ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
Nếu bị thoát huyết tương quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng sốc với một số triệu chứng lâm sàng như:
– Co giật
– Li bì, mê man
– Lạnh các đầu chi
– Huyết áp giảm hoặc khó đo, không đo được
– Đi tiểu ít
Một số dấu hiệu xuất huyết cũng có thể xuất hiện:
– Xuất huyết dưới da được biểu hiện những nốt xuất huyết ở hai cẳng chân, cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn.
– Xuất huyết niêm mạc được biểu hiện thông qua triệu chứng chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu tiện ra máu, kinh nguyệt kéo dài, …
– Xuất huyết nội tạng được biểu hiện ở cơ quan tiêu hóa, não hoặc phổi. Đây được xem là dấu hiệu nặng, đe dọa tới tính mạng người bệnh.
– Một vài trường hợp có biểu hiện tràn dịch màng bụng, màng phổi.
Bên cạnh đó, có bệnh nhân xuất hiện triệu chứng suy tạng như: viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Những tình trạng này có thể biểu hiện ra ngoài nhưng cũng có người không có dấu hiệu thoát huyết tương hoặc không sốc.
Lưu ý rằng diễn biến bệnh sốt xuất huyết ở giai đoạn này hết sức phức tạp, khó nhận biết. Do đó, người bệnh cần nhập viện để được bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế chăm sóc và có hướng xử lý kịp thời, an toàn.
1.3. Giai đoạn hồi phục
Khi người bệnh hết sốt, thể trạng tốt lên, có cảm giác thèm ăn, tiểu nhiều chứng tỏ bạn đang dần hồi phục.
2. Phương pháp theo dõi và chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết đúng cách
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này nên chủ yếu điều trị triệu chứng kết hợp với chế độ chăm sóc khoa học. Dưới đây là một số lưu ý mà tất cả mọi người cần biết để chăm sóc bản thân và người thân.
2.1. Với trường hợp bị nhẹ
Bệnh nhân có thể tự điều trị và chăm sóc tại nhà theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Trong 3-7 ngày cần theo dõi sát các triệu chứng, kiểm tra nhiệt độ cơ thể thường xuyên.
Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng sau cần nhanh chóng đưa họ đi cấp cứu tại cơ sở y tế, bệnh viện:
– Lờ đờ
– Li bì
– Tiểu ít
– Nôn nhiều
– Đau tức vùng gan
– Đại tiện lẫn máu, phân đen
2.2. Điều trị triệu chứng
Nếu người bệnh bị sốt dưới 38,5 độ C, nên kết hợp các biện pháp hỗ trợ hạ nhiệt như: cho bệnh nhân mặc quần áo rộng rãi; chườm khăn ấm; lấy khăn ấm lau nách, bẹn.
Khi bệnh nhân sốt cao trên 38,5 độ C thì người bệnh có thể dùng thêm thuốc hạ sốt Paracetamol:
– Liều lượng an toàn là 10-15mg/kg trọng lượng cơ thể
– Mỗi liều cách nhau từ 4-6 giờ được coi là an toàn
– Lưu ý tuyệt đối không dùng aspirin và ibuprofen vì sẽ khiến tình trạng xuất huyết nghiêm trọng, khó điều trị.
Bên cạnh đó, nên tăng cường bổ sung nước và bù điện giải:
– Hydrite và oresol được khuyến cáo sử dụng để bù điện giải cho người bị sốt xuất huyết.
– Bệnh nhân cần uống nhiều nước lọc, nước trái cây (nước dừa, nước cam,…), sữa, cháo loãng, súp, …
– Với trường hợp người bệnh mất nước mức độ vừa và nặng, nôn nhiều, nôn liên tục không tự uống được thì cần truyền dung dịch NaCl 0,9%.
3. Chú ý chế độ chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết
– Bệnh nhân không nên đi lại nhiều, nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
– Không nên ăn những thức ăn có màu đỏ, đen, nâu để tránh gây nhầm lẫn với hiện tượng xuất huyết tiêu hóa khi đi đại tiện ra phân đen.
– Ăn thức ăn dễ tiêu hóa, dễ nuốt, tăng cường uống nước.
– Nếu điều trị ngoại trú tại nhà cần có người chăm sóc, theo dõi sát các biểu hiện, dấu hiệu bất thường. Nếu bệnh không thuyên giảm mà có xu hướng trở nặng thì cần đến bệnh viện và cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
– Báo với nhân viên y tế khi người bệnh xuất hiện triệu chứng chảy máu mũi, chảy máu chân răng và tri giác lơ mơ.
4. Người bệnh cần làm gì sau điều trị để sức khỏe sớm cải thiện?
– Uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
– Ăn uống đầy đủ để bồi dưỡng sức khỏe và điều trị tích cực bệnh lý kèm theo.
– Trường hợp ra viện cần nghỉ ngơi tại nhà ít nhất 3 ngày để cơ thể hồi phục rồi mới nên quay lại công việc.
– Ngủ trong màn, mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt (kể cả ban ngày).
– Loại bỏ các vật liệu phế thải, các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên như chai lọ, mảnh chai, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, bẹ lá, … để ngăn muỗi đẻ trứng.
Nếu cơ thể đột ngột xuất hiện các triệu chứng sau, người bệnh nên tái khám sớm để có hướng xử trí phù hợp:
– Tự nhiên bồn chồn, vật vã hoặc li bì
– Nôn nhiều, nôn liên tục
– Đau bụng dữ dội ở vùng gan
– Tiểu ít, lượng đi giảm, số lần đi ít hơn
– Chảy máu ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể
Chuyên gia nhấn mạnh sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Thời điểm hiện tại, bệnh đang có xu hướng bùng phát với số người mắc bệnh liên tục tăng. Do đó, mỗi người chúng ta cần nâng cao ý thức phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.