Mới đây Khoa Phụ sản Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI đã giúp sản phụ Thân Minh Hiền thuận lợi đón thiên thần nhỏ chào đời khi mẹ gặp phải các vấn đề dây rốn quấn cổ hai vòng, thai ngôi ngược và dây rốn bám mép trong thai kỳ.
Menu xem nhanh:
1. Cùng lúc gặp nhiều vấn đề, mẹ an tâm khi chọn TCI
Đây là lần mang bầu của chị Hiền, vì thế ngay từ những tuần thai sớm chị Hiền đã cân nhắc và lựa chọn TCI là nơi theo dõi và chăm sóc thai kỳ. Thông qua các lần thăm khám chị Hiền được chẩn đoán thai ngôi ngược và dây rốn bám mép, phát hiện thêm vấn đề dây rốn quấn cổ hai vòng khi thai nhi gần đến ngày dự sinh. Với những vấn đề này, thai kỳ của chị Hiền có nguy cơ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm nếu như không được theo dõi và xử trí kịp thời.
1.1 Nguy hiểm từ dây rốn bám mép
Dây rốn bám mép là hiện tượng dây rốn của thai nhi không bám vào trung tâm bánh nhau mà thay vào đó lại bám ở phía rìa (phía mép) bánh rau. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ thai phụ nào, nhưng thường gặp nhiều hơn ở các thai phụ mang thai đa. Dây rốn bám mép không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện, thường chỉ có thể được xác định thông qua siêu âm thai định kỳ.
Trong hầu hết các trường hợp, dây rốn bám mép không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé nếu được theo dõi, phát hiện sớm. Tuy nhiên, dây rốn bám mép có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của thai. Điều này có thể dẫn đến tình trạng một số thai nhi thiếu cân, suy dinh dưỡng.
1.2. Thai ngôi ngược
Trong ngôi thai thông thường, khi gần đến ngày sinh, đầu thai nhi sẽ nằm ở phía dưới, gần khung chậu của mẹ và chân nằm phía trên, gần ngực của mẹ. Tuy nhiên, trong ngôi thai ngược, thì sẽ ngược lại. Ngôi thai ngược không phải là tình trạng hiếm gặp, nhưng nó được coi là một tình trạng bất thường và có nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi như:
– Có nguy cơ vỡ nước ối sớm: Làm cho thai nhi có thể bị ngạt và thiếu oxi, dẫn đến các vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi.
– Khó sinh: Với ngôi thai ngược, việc đưa thai nhi ra khỏi tử cung khó khăn hơn so với ngôi thai thông thường. Phần mông hoặc chân của thai nhi thường ra trước, và nếu không được xử lý đúng cách, có thể gây khó khăn cho việc đưa phần đầu của thai nhi ra ngoài, gây nguy cơ ngạt thở hoặc gây tổn thương cơ thể cho thai nhi.
1.3. Biến chứng có thể gặp khi dây rốn quấn cổ hai vòng
Thực tế, việc thai nhi bị dây rốn quấn cổ là một hiện tượng không hiếm gặp và thường không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nhưng nếu trong trường hợp dây rốn quấn chặt, có thể xảy ra các vấn đề về quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng cho thai nhi bị cản trở. Do đó, thai nhi có khả năng sinh ra với trọng lượng nhẹ hơn, có thể gặp thiếu máu, và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong trong tử cung của mẹ.
Khi mẹ bầu chuyển dạ, việc dây rốn quấn cổ có thể làm cho thai nhi bị kẹt ở trên cao và gây khó khăn trong việc lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Do đó, trong quá trình mang thai, mẹ cần theo dõi thai kỳ thường xuyên và tuân thủ theo tư vấn/hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong chăm sóc và sinh nở để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.
Nhờ vào các dịch vụ khám sức khỏe và siêu âm chuyên sâu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, cả ba vấn đề chị Hiền gặp phải đều được theo dõi kỹ lưỡng, từ đó các bác sĩ giúp mẹ đưa ra lời khuyên về chăm sóc phù hợp.
Bên cạnh đó, dựa trên thông tin từ các cuộc khám và siêu âm, các bác sĩ đã thảo luận với chị Hiền và đưa ra lời khuyên về lựa chọn phương pháp sinh nở phù hợp nhất, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong quá trình vượt cạn.
2. Hành trình sinh nở thuận lợi, mẹ đón bé bình an
Với những vấn đề mà chị Hiền đang gặp phải, để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con, khi chị Hiền nhập viện với dấu hiệu chuyển da mốc 38 tuần 4 ngày, các bác sĩ chỉ định cho chị mổ đẻ. Phẫu thuật được thực hiện bởi bác sĩ Nguyễn Văn Hà, Phó giám đốc kiêm Trưởng khoa phụ sản tại Bệnh viện Thu Cúc TCI.
Bác sĩ Hà là một trong những chuyên gia hàng đầu tại TCI được nhiều sản phụ tin tưởng. Bác sĩ đã giúp hàng ngàn sản phụ vượt qua quá trình sinh đẻ an toàn và đưa hàng ngàn đứa trẻ khỏe mạnh chào đời.
Cuộc sinh của chị Hiền cũng là một ví dụ nữa về sự thành công của bác sĩ Hà tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI. Sau khi được gây tê tủy sống, chị Hiền được bác sĩ Hà thực hiện phẫu thuật sinh mổ đưa em bé ra ngoài, đồng thời đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Em bé của chị Hiền chào đời bình an, với trọng lượng là 3,3kg. Sau khi được đưa ra khỏi tử cung của mẹ, bé nhanh chóng được các bác sĩ chuyên khoa Nhi kiểm tra sắc tố da, phản xạ tự nhiên, nhịp tim và phổi. Xác định rằng sức khỏe của bé ổn định, bé được đưa về bên mẹ để áp da và tận hưởng khoảnh khắc đáng nhớ này.
Thực hiện áp da với mẹ 1 tiếng, bé được đưa ra ngoài, đến phòng áp da sau sinh dành cho bố và con để gặp bố và người thân.
Hiện tại, sau 3 ngày lưu viện với sự chăm sóc tận tình của đội ngũ bác sĩ/điều dưỡng tại TCI, sức khỏe sau phẫu thuật của chị Hiền đã ổn định, bên cạnh đó thông qua kết quả kiểm tra sức khỏe hàng ngày, em bé cũng không phát hiện bất thường nào. Các bác sĩ dự kiến rằng, hai mẹ con có thể xuất viện theo đúng thời gian quy định.
3. Lựa chọn thai sản TCI, mẹ đi sinh không lo âu
Trong hành trình mang thai, bên cạnh việc chăm sóc bản thân thật tốt, các mẹ bầu cũng cần lựa chọn một cơ sở y tế khám thai uy tín để đảm bảo sự an tâm. Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, quyền lợi của các mẹ bầu được đảm bảo đầy đủ khi mẹ sử dụng dịch vụ thai sản trọn gói.
Các bác sĩ chuyên khoa Sản tại bệnh viện luôn sẵn sàng thăm khám/tư vấn và theo dõi sát sao thai kỳ của mẹ trong suốt quá trình trước, trong và sau khi sinh con. Bên cạnh đó, bệnh viện còn sở hữu hệ thống thiết bị hiện đại phục vụ cho việc thăm khám phát hiện sớm bất thường, mang lại sự an tâm cho các bà bầu.
Các mẹ bầu đang quan tâm đến dịch vụ thai sản trọn gói tại TCI có thể liên hệ ngay với chũng tôi để được tư vấn chi tiết về dịch vụ và chương trình ưu đãi hấp dẫn.