Táo bón khi mang thai là biểu hiện không hiếm gặp ở các chị em trong quá trình thai sản của mình. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề bị táo bón khi mang thai ở chị em và phương pháp khắc phục tình trạng này.
Menu xem nhanh:
Chứng táo bón khi mang thai
Táo bón là một trong những biểu hiện phổ biến nhất liên quan đến thời kỳ mang thai. Theo điều tra cho thấy thì phải có đến 10-40% phụ nữ mang thai sẽ trải nghiệm các mức độ táo bón khác nhau trong hành trình chín tháng mười ngày của mình.
Táo bón là một triệu chứng chứ không phải là một căn bệnh. Đây là triệu chứng bình thường khi mang thai do kết quả của thói quen ít vận động, chế độ ăn uống không đầy đủ hay đơn giản là sự rối loạn nội tiết trong thời kỳ thai sản.
Táo bón thường xảy ra ở giai đoạn nào của thai kỳ?
Triệu chứng táo bón có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình thai sản của chị em. Nhưng thông thường các chị em thường bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu hay thậm chí là táo bón khi mang thai tuần đầu do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố bất thường trong cơ thể.
Tình trạng này có thể sẽ vẫn tiếp tục kéo dài nếu như mẹ bầu không tìm giải pháp hoặc có chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp. Táo bón khi mang thai tháng cuối cùng cũng xảy ra với rất nhiều chị em. Điều này có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình vượt cạn của chị em nhưng nó khiến các chị em cảm thấy khó chịu thậm chí là mệt mỏi.
Tại sao chứng táo bón trong khi mang thai lại phổ biến?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bị táo bón khi mang thai. Cùng “điểm danh” những tác nhân làm cho chị em cảm thấy khó chịu với tình trạng này nhé:
Quá trình biến chuyển của thời kỳ mang thai làm thay đổi nội tiết tố progesterone gây ra tình trạng chùng giãn các cơ ruột khiến cho các nhu động ruột giảm đi. Thức ăn được chuyển hóa chậm hơn, gây cản trở trong việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn. Từ đó gây ra biểu hiện táo bón khi mang thai.
Việc sử dụng các loại thuốc bổ khi mang thai như: sắt, canxi, các thuốc vitamin tổng hợp,…cũng là nguyên nhân gây táo bón.
Nguyên nhân tâm lý như: Nóng giận, căng thẳng, cơ thể khó chịu trong thời kỳ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu có thể làm ảnh hưởng đến tiêu hóa gây chứng táo bón cho chị em.
Các mẹ bầu khi mang thai thường hạn chế vận động bởi cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của bạn “đình công” gây ra những rối loạn nhất định và khiến chị em bị táo bón.
Quá trình phát triển của thai nhi cũng làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây sung huyết, làm tình trạng táo bón gia tăng.
Làm gì để điều trị táo bón khi mang thai?
Táo bón khi mang thai là triệu chứng không quá nghiêm trọng nhưng khiến mẹ bầu băn khoăn vì cảm giác khó chịu. Dưới đây là một số lưu ý giúp các chị em vượt qua chứng táo bón một cách hiệu quả:
- Bổ sung nhiều chất xơ như đậu, cám, ngũ cốc, trái cây tươi và rau xanh.
- Uống nhiều nước và tránh những đồ uống có chứa chất kích thích.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên.
- Rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ, tránh nhịn đại tiện.
- Massage nhẹ nhàng giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tiêu hóa.
- Lựa chọn dạng thuốc sắt phù hợp để giảm thiểu tình trạng táo bón.
Táo bón khi mang thai nếu không kiểm soát cũng có thể dẫn đến sự phát triển thành bệnh trĩ (lòi dom) gây ra đau đớn và khó chịu thực sự sau khi sinh con.
Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất trong quá trình thai sản của mình, các chị em nên đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra những lời khuyên bổ ích trong suốt thời kỳ mang thai và sinh con.
Để hiểu rõ hơn về chứng táo bón khi mang thai hay thông tin về dịch vụ thai sản trọn gói chị em có thể liên hệ tới bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được giải đáp miễn phí.
Xem thêm
>> Bị ngứa khi mang thai và cách điều trị
> Chuột rút khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử trí
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc