Tán sỏi bàng quang là một phương pháp điều trị sỏi công nghệ cao, ít sang chấn, giúp loại bỏ sỏi nhanh chóng thông qua quá trình nội soi. Nhiều câu hỏi đặt ra là thực hiện tán sỏi nội soi bàng quang qua đường nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc, giúp bạn đọc hiểu được nguyên tắc hoạt động, cách thức thực hiện của kỹ thuật này, từ đó có thêm thông tin về những lợi ích mà mình nhận được, hạn chế tình trạng lo lắng hoặc chần chừ trong điều trị.
Menu xem nhanh:
1. Ứng dụng của kỹ thuật nội soi bàng quang trong tán sỏi
Nội soi bàng quang là một kỹ thuật được ứng dụng trong điều trị bệnh lý ở bàng quang trong đó có sỏi bàng quang. Với nội soi bàng quang bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ niệu đạo, bàng quang, sỏi bàng quang toàn bộ hình dạng và kích thước thông qua màn hình nội soi. Kết hợp kỹ thuật này trong tán sỏi bàng quang sẽ tạo ra phương pháp điều trị sỏi tân tiến, ít xâm lấn, nhẹ nhàng cho người bệnh đó là tán sỏi nội soi ngược dòng.
2. Giải đáp: Thực hiện tán sỏi nội soi bàng quang thông qua đường nào?
2.1 Tán sỏi nội soi bàng quang qua đường nào?
Toàn bộ quá trình tán sỏi bàng quang áp dụng thủ thuật nội soi bàng quang đều được thực hiện hoàn toàn qua đường tự nhiên của cơ thể là đường ống dẫn nước tiểu. Phương pháp này sẽ sử dụng máy nội soi đưa ngược từ niệu đạo (là đường ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể) vào bàng quang để tìm sỏi. Khi đã xác định được sỏi một dây dẫn năng lượng laser cũng được đưa vào qua con đường tự nhiên này để bắn phá sỏi thành những mảnh vụn nhỏ. Cuối cùng vụn sỏi sẽ được hút gắp ra bên ngoài. Quá trình tán sỏi diễn ra chỉ trong khoảng 30-60 phút tùy vào tình trạng sỏi cụ thể. Đặc biệt người bệnh hoàn toàn không có vết mổ trên cơ thể, do vậy tốc độ phục hồi cũng rất nhanh, chỉ sau khoảng 24h là bệnh nhân được trở về nhà và sinh hoạt bình thường nếu sức khỏe bác sĩ đánh giá là đã ổn định.
2.2 Tán sỏi nội soi bàng quang qua đường nào – Quy trình thực hiện tán sỏi bàng quang
Trước khi thực hiện tán sỏi bàng quang, mỗi bệnh nhân đều được yêu cầu thực hiện những xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, điện tim, chụp X-Quang phổi để đảm bảo đủ điều kiện thực hiện và giúp quá trình loại bỏ sỏi diễn ra an toàn nhất.
Bước 1: Bệnh nhân được yêu cầu thực hiện các thủ tục trước tán sỏi như ký cam kết, nhịn ăn uống, đi vệ sinh, tiêm kháng sinh…
Bước 2: Bệnh nhân được chuyển đến phòng tán sỏi, tiến hành gây mê hoặc gây tê tủy sống tùy theo chỉ định thực hiện.
Bước 3: Bác sĩ sẽ để người bệnh nằm ở tư thế phù hợp nhất, tiến hành sát trùng khu vực bộ phận sinh dục.
Bước 4: Bắt đầu đưa máy nội soi vào bàng quang tìm sỏi dựa trên hướng dẫn của màn hình nội soi.
Bước 5: Đưa dây dẫn năng lượng laser và bắn phá sỏi. Bác sĩ sẽ điều chỉnh và thao tác sao cho laser bắn chính xác và sỏi được vỡ với kích thước phù hợp nhất.
Bước 6: Đưa dụng cụ vào gắp sỏi ra bên ngoài cơ thể và kết thúc quá trình tán sỏi bàng quang.
3. Những ưu điểm khi tán sỏi bàng quang nội soi qua đường tự nhiên
Với cách thực hiện hoàn toàn qua đường tự nhiên không có vết mổ nên người bệnh nhận về rất nhiều lợi ích:
– Ít xâm lấn, ít đau, do vậy dù được loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể nhưng vẫn rất thoải mái, nhẹ nhàng, êm ái, không cảm thấy ám ảnh như với mổ mở.
– Ít chảy máu nên người bệnh hạn chế nhiễm trùng, biến chứng sau tán sỏi.
– Năng lượng laser chỉ tác động phá vỡ sỏi nên không ảnh hưởng đến bàng quang và những cơ quan lân cận.
– Người bệnh không mất sức chỉ sau vài giờ là có thể ăn uống, đi lại nhẹ nhàng. Sau khoảng 24h theo dõi là được xuất viện nếu sức khỏe ổn định. Khi trở về nhà người bệnh hoàn toàn có thể làm việc bình thường. Tuy nhiên trong một đến hai tuần đầu tiên thì không nên làm việc quá nặng và chơi những môn thể thao cần vận động mạnh, tốn nhiều sức.
4. Lời khuyên cho người bệnh sau tán sỏi bàng quang qua đường tự nhiên
Sau khi nội soi tán sỏi bàng quang nếu người bệnh có các triệu chứng đau nhiều, tiểu buốt, tiểu máu kéo dài, sốt cao, nước tiểu có mùi hôi… thì cần nghỉ ngơi và quay trở lại bệnh viện để kiểm tra lại sức khỏe hậu phẫu.
Bên cạnh đó bạn cần phải tuân thủ lịch trình sử dụng thuốc nếu có và thời gian tái khám để bác sĩ đánh giá được mức độ phục hồi và khả năng sạch sỏi hoàn toàn sau quá trình điều trị.
Đặc biệt kết thúc quá trình điều trị người bệnh vẫn nên tuân thủ một lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ tái phát sỏi như:
– Uống nhiều nước, có thể bổ sung các loại nước ép trái cây: Nước ép cam, chanh, bưởi…
– Sử dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế chất kích thích, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều muối…
– Không nên nhịn tiểu quá lâu, nhịn tiểu thường xuyên, không ngồi quá lâu một chỗ
– Dành thời gian luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, lựa chọn các bài tập phù hợp với bản thân chẳng hạn như chạy bộ, cầu lông, gym… để khiến bản thân hứng thú với luyện tập.
5. Kết luận
Tán sỏi thông qua nội soi ngược dòng bàng quang là một kỹ thuật tân tiến, hoàn toàn không phẫu thuật được áp dụng tại nhiều bệnh viện hiện nay. Do vậy người bệnh mắc sỏi bàng quang không nên chần chừ mà nên chủ động đến bệnh viện thăm khám và xử lý sỏi. Ngoài ra bạn cũng nên lựa chọn bệnh viện uy tín được đông đảo khách hàng tín nhiệm, để quá trình tán sỏi được diễn ra an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.