Ung thư vòm họng là 1 căn bệnh nguy hiểm và bạn không nên xem nhẹ. Có rất nhiều cách để chủ động phòng ngừa bệnh lý này, trong đó có tầm soát ung thư. Vậy tầm soát ung thư vòm họng là gì? Và những thông tin xung quanh về tầm soát ung thư vòm họng sẽ được cung cấp chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Giải đáp: Tầm soát ung thư vòm họng là gì?
Tầm soát ung thư vòm họng là quá trình thăm khám chuyên sâu, làm các xét nghiệm sàng lọc để phát hiện ung thư ngay cả khi cơ thể chưa có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào. Đây là giải pháp giúp bạn phòng ngừa ung thư vòm họng ngay từ đầu với độ an toàn cao.
Việc phát hiện các khối u ác tính từ sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả điều trị về sau. Phát hiện và điều trị khi khối u còn rất nhỏ, chưa tiến triển sẽ dễ dàng đạt kết quả cao, khỏi hẳn bệnh lên tới 99%. Tuy nhiên nếu bệnh ở giai đoạn muộn mới phát hiện thì việc điều trị chỉ mang tính chất giảm nhẹ triệu chứng, tiên lượng sống lúc này không còn cao.
2. Những thông tin bạn nên biết về tầm soát ung thư vòm họng
2.1. Thời điểm tầm soát
Cũng giống với các dạng ung thư khác, triệu chứng của ung thư vòm họng rất mơ hồ ở giai đoạn đầu. Do đó người bệnh sẽ khó nhận biết và chủ quan không đi kiểm tra.
Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì cơ thể sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu bất thường như:
– Chảy máu mũi.
– Ù tai.
– Đau họng, đau đầu.
– Nghẹt mũi.
Do đó, những ai xuất hiện các triệu chứng kể trên thì nên lưu ý và nhanh chóng đi tầm soát ung thư vòm họng để được chẩn đoán chính xác.
2.2. Đối tượng nên tầm soát
Khi đã biết được “Tầm soát ung thư vòm họng là gì?”, bạn nên hiểu rõ đâu là đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng. Nếu bản thân hoặc gia đình có người thuộc một trong các đối tượng dưới đây thì cần kiểm tra càng sớm càng tốt.
Bên cạnh dựa vào các triệu chứng bất thường, một số đối tượng sau nên đi sàng lọc ung thư vòm họng bao gồm:
– Người cao tuổi.
– Người thường xuyên thuốc lá, uống rượu bia.
– Người có thói quen ăn nhiều muối, ăn các đồ ăn mặn.
– Người phải thường xuyên làm việc tại nơi có nhiều hoá chất.
– Người sống trong gia đình từng có người thân mắc bệnh ung thư vòm họng.
2.3. Các phương pháp trong tầm soát ung thư vòm họng
Để sàng lọc, chẩn đoán bạn có mắc ung thư vòm họng hay không, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả của các phương pháp sau:
– Nội soi tai mũi họng. Đây là bước khám quan trọng, hỗ trợ rất nhiều trong chẩn đoán nguy cơ mắc ung thư vòm họng cuối cùng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi mềm đưa vào họng. Ống nội soi có kèm theo đèn soi sáng và camera nhằm truyền tải lại hình ảnh đến màn hình máy tính để bác sĩ quan sát các dấu hiệu bất thường bên trong cổ họng.
– Sinh thiết. Được áp dụng trong quá trình nội soi vùng vòm họng nếu bác sĩ phát hiện có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như viêm, lở, loét,…Lúc này bác sĩ sẽ lấy một phần niêm mạc họng hoặc khối u để sinh thiết, chắc chắn chẩn đoán cuối cùng.
– Chụp cộng hưởng từ MRI/Chụp cắt lớp vi tính CT. Đây là 2 phương pháp chẩn đoán hình ảnh nhằm xác định mức độ tổn thương và giai đoạn ung thư. Từ đó hỗ trợ trong việc đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và đạt hiệu quả cao.
3. Gợi ý địa chỉ tầm soát ung thư vòm họng uy tín
Biết tầm soát ung thư vòm họng là gì vẫn chưa đủ mà cũng cần biết được địa chỉ tầm soát ung thư vòm họng uy tín. Hiện nay có không ít cơ sở y tế có dịch vụ tầm soát ung thư vòm họng mà bạn có thể lựa chọn. Nhưng đâu là địa chỉ uy tín, tránh lựa chọn để rồi tiền mất tật mang mới là vấn đề đáng nói.
Trước tiên, hãy tìm hiểu và tham khảo ý kiến từ người thân, bạn bè cũng các thông tin xác thực trên Internet để có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất. Trong vô vàn lựa chọn hiện nay, bạn có thể tham khảo qua cái tên Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Tại đây, Thu Cúc TCI triển khai riêng 1 gói khám tầm soát ung thư vòm họng với đầy đủ danh mục thiết yếu. Đồng thời, hệ thống máy móc hiện đại như: máy nội soi ống mềm, máy chụp cộng hưởng từ MRI,…sẽ giúp quá trình thăm khám trở nên nhẹ nhàng và cho kết quả chính xác nhất.
Trên đây là thông tin gửi tới bạn về vấn đề “Tầm soát ung thư vòm họng là gì và những điều cơ bản khác”. Sức khỏe luôn cần được giữ gìn hàng đầu, đặc biệt sức khỏe vùng tai mũi họng bạn càng không thể bỏ qua. Hãy chủ động tầm soát để phòng ngừa ung thư cũng như các rủi ro bệnh tật khác bạn nhé.