Tầm soát ung thư buồng trứng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tỷ lệ tử vong, phát hiện sớm mầm mống ung thư và tăng khả năng chữa khỏi bệnh thành công, kéo dài sự sống cho người bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Giải mã căn bệnh ung thư buồng trứng
Theo Bộ Y tế khuyến cáo, ung thư buồng trứng đứng thứ 5 tỷ lệ tử vong do ung thư ở nữ giới tại Việt Nam. Ước tính, mỗi năm có khoảng 1,200 trường hợp phụ nữ chẩn đoán bị mắc ung thư buồng trứng.
1.1. Thế nào là ung thư buồng trứng?
Buồng trứng là cơ quan sinh sản của phụ nữ, bao gồm 2 buồng và nằm ở vị trí xương chậu. Buồng trứng có chức năng sản xuất trứng tham gia vào quá trình thụ tinh và sản xuất nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone) – có tác động đến quá trình phát triển của phụ nữ, thời kỳ dậy thì và chu kỳ kinh nguyệt, thai nghén.
Tầm soát Ung thư buồng trứng là khối u ác tính, xuất phát từ một hay hai buồng trứng, hoặc từ các mô nâng đỡ buồng trứng, phát triển bất thường không theo sự kiểm soát của cơ thể. Các tế bào ung thư xâm lấn và phá hủy các mô và các cơ quan xung quanh nó. Nghiêm trọng hơn, chúng có thể di căn đến những cơ quan ở xa trong cơ thể và gây ung thư thứ phát.
Ung thư buồng trứng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi bệnh có thể lên đến 90%. Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ lại bỏ qua các triệu chứng cơ thể bởi biểu hiện của chúng khá giống với các bệnh tiêu hóa thông thường. Dưới đây là các dấu hiệu cơ thể nếu mắc bệnh ung thư buồng trứng:
- Chướng bụng, đầy hơi
- Đau ở vùng dưới
- Đau khi quan hệ
- Chảy máu âm đạo bất thường sau thời kỳ mãn kinh, thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, khó ăn
- Tăng cân, giảm cân thất thường
1.2. Ung thư buồng trứng nghiêm trọng như thế nào?
So với ung thư vú và ung thư cổ tử cung – căn bệnh phổ biến thường mắc ở nữ giới – ung thư buồng trứng chỉ chiếm 10% nhưng lại có tỷ lệ tử vong cao do bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn.
Ung thư buồng trứng thường lặng lẽ và ít dấu hiệu, hầu hết bệnh nhân phát hiện bệnh đều đã rơi vào giai đoạn muộn, tỷ lệ khỏi bệnh là rất thấp. Ung thư buồng trứng thường có 4 giai đoạn và thời gian sống thêm của bệnh nhân còn được phụ thuộc vào giai đoạn phát bệnh. Vào giai đoạn cuối, khả năng phục hồi và tăng tuổi thọ chỉ còn 10%. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư và có biện pháp điều trị kịp thời là điều kiện tiên quyết để chữa trị thành công ung thư.
2. Ý nghĩa của tầm soát ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là căn bệnh phụ khoa có tỷ lệ tử vong cao đối chị em phụ nữ Việt Nam vì diễn biến âm thầm, khó phát hiện sớm. Việc tầm soát ung thư buồng trứng là giải pháp hiệu quả để tăng khả năng điều trị thành công và nâng cao tuổi thọ ở nữ giới.
2.1. Đối tượng nên tầm soát ung thư buồng trứng
Căn bệnh ung thư buồng trứng giống như một bản án “tử hình” đối với chị em phụ nữ nếu như mắc phải. Do đó, nữ giới nên đi khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư toàn diện để phát hiện mầm mống ung thư, loại bỏ nguy cơ mắc bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Sau đây là đối tượng nên đi tầm soát ung thư buồng trứng:
- Trong gia đình có người thân có tiền sử hoặc đang mắc bệnh ung thư buồng trứng.
- Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao
- Phụ nữ trên 50 tuổi do tuổi già, sức đề kháng và hệ miễn dịch suy giảm, dễ để tế bào ung thư xâm lấn, cơ quan chức năng hoạt động kém khó đào thải
- Phụ nữ chưa bao giờ mang thai
- Người có các triệu chứng bất thường, biểu hiện nghi ngờ ung thư buồng trứng: đau bụng dưới, đau khi quan hệ, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, khó thở, chướng bụng…
Thời điểm thích hợp tầm soát, sàng lọc ung thư buồng trứng càng sớm càng tốt để phát hiện mầm mống ung thư trước khi chúng kịp phát triển và xâm lấn cơ thể.
2.2. Tại sao nói tầm soát ung thư buồng trứng là cần thiết?
Ung thư buồng trứng gồm 4 giai đoạn phát triển bệnh, và tại mỗi giai đoạn bệnh đều được tiên lượng tỷ lệ bệnh nhân sống thêm 5 năm:
- Giai đoạn I: 90%
- Giai đoạn II: 70%
- Giai đoạn III: 39%
- Giai đoạn IV: 17%
Nếu bệnh nhân ung thư buồng trứng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ chữa khỏi rất cao. Tuy nhiên, nếu tế bào ung thư đã di căn đến những bộ phận quan trọng khác như phổi hoặc gan, việc điều trị lúc này chỉ nhằm kiểm soát khối u ở tại vị trí, không để chúng lan sang vị trí mới, giảm đau và cố gắng kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Trường hợp tệ hơn khi khối u đã được phẫu thuật cắt bỏ, nhưng tế bào ung thư vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn và tái phát thành khối u mới.
Do đó, tầm soát ung thư là việc làm quan trọng, đóng vai trò giúp phụ nữ phát hiện sớm rủi ro gây bệnh ung thư, đánh giá thể trạng sức khỏe và có biện pháp phòng ngừa chống nguy cơ ung thư, giảm tỷ lệ tử vong.
3. Phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng
Hiện nay, các cơ sở y tế và bệnh viện tại Việt Nam thường áp dụng các chẩn đoán y khoa cùng trang thiết bị tiên tiến nhằm hỗ trợ phát hiện tổn thương ở buồng trứng, giúp chị em phụ nữ dễ dàng tầm soát bệnh.
Dưới đây là phương pháp tầm soát buồng trứng phổ biến ngày nay:
- Xét nghiệm máu chất chỉ điểm CA – 125: là xét nghiệm nồng độ protein trong máu. Mức CA-125 có trong máu cao thường là biểu hiện của những người u xơ tử cung, xơ gan, nhiễm trùng vùng chậu… Tuy nhiên, CA-125 cao cũng có thể là khi phụ nữ bước vào chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định thêm thực hiện các phương pháp khác.
- Siêu âm vùng chậu: các bác sĩ sẽ dựa trên hình ảnh của các bộ phận vùng chậu, xung quanh vùng chậu và buồng trứng để tìm ra những thương tổn tại vị trí và kiểm tra ngả âm đạo, thành bụng. Ngoài ra, bước khám siêu âm giúp xác định vị trí, kích thước của khối u.
- Chẩn đoán hình ảnh: bao gồm chụp CT, chụp MRI giúp kiểm tra và đánh giá mức độ xâm lấn của tế bào ung thư.
Ung thư buồng trứng là bệnh lý ác tính gây tỷ lệ tử vong cao ở nữ giới. Tuy nhiên, nếu tầm soát sớm và có biện pháp điều trị phù hợp, ung thư buồng trứng sẽ không còn là nỗi lo dai dẳng nữa. Hy vọng thông qua bài viết này, quý vị sẽ có cái nhìn rộng hơn về tầm quan trọng của tầm soát buồng trứng.