Ung thư phổi là một trong những bệnh lý nguy hiểm bởi nó có thể cướp đi mạng sống của con người. Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi đối tượng (cả nam giới và nữ giới). Nhằm hạn chế và phát hiện sớm bệnh thì việc tầm soát tế bào ung thư phổi là vô cùng làm cần thiết. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về rõ hơn về việc tầm soát ung thư phổi bằng cách nào và những vấn đề liên quan.
Menu xem nhanh:
1. Tầm soát tế bào ung thư phổi là gì? Vì sao nên thực hiện?
Ung thư phổi là căn bệnh có khả năng gây nguy hiểm tới tính mạng của con người, bệnh này rất ít gây nên các triệu chứng ở giai đoạn ban đầu và đa số các trường hợp được chẩn đoán, phát hiện muộn đều dẫn đến tử vong. Vì thế, nếu phát hiện bệnh sớm thì cơ hội chữa khỏi chiếm khoảng 50 – 70%. Còn nếu phát hiện lúc bệnh đã diễn ra quá muộn thì khả năng điều trị sẽ rất thấp và tỷ lệ sống chỉ còn khoảng 4%.
Để phát hiện sớm và chữa trị bệnh một cách kịp thời thì việc tiến hành khám tầm soát ung thư là phương pháp được nhiều người dân lựa chọn. Tầm soát (sàng lọc) ung thư phổi là chẩn đoán, phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu khi bệnh nhân chưa xuất hiện triệu chứng bất thường. Khi thực hiện tầm soát ung thư phổi các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành một số phương pháp giúp phát hiện những tế bào bất thường.
Ngoài ra, tầm soát ung thư phổi còn giúp bác sĩ phát hiện các tổn thương tiền ung thư. Từ đó, người bệnh sẽ được thực hiện theo dõi định kỳ 3 đến 12 tháng nhằm can thiệp kịp thời trước khi tổn thương đó có sự phát triển và chuyển thành ác tính.
2. Đối tượng nên thực hiện khám tầm soát ung thư phổi
Ung thư luôn là nỗi lo lắng của rất nhiều người, vì vậy để đảm bảo an toàn, bạn nên thực hiện việc khám tầm soát ung thư phổi định kỳ. Những đối tượng dưới đây nên đặc biệt lưu ý đến vấn đề này:
– Những người nằm trong độ tuổi từ 40 đến 75 tuổi (đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi cao).
– Những người dưới 40 tuổi có tiền sử người thân bị mắc bệnh ung thư phổi.
– Những người thường xuyên hút thuốc lá và đang có triệu chứng nghi ngờ bị mắc ung thư phổi như ho dai dẳng, cảm giác khó thở, thường xuyên bị đau tức ngực,…
3. Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào và cần lưu ý gì?
3.1. Giải đáp: Tầm soát tế bào ung thư phổi bằng cách nào?
Chụp X-quang phổi
Chụp X-quang phổi là phương pháp đơn giản, chi phí thấp và dễ dàng thực hiện. Trên phim X-quang thường quy có thể giúp phát hiện những khối u có kích thước 1 cm. Tuy nhiên, chụp X-quang phổi cũng bị hạn chế bởi phương pháp này khó đánh giá, dễ bỏ sót những tổn thương nhỏ ở vùng đỉnh phổi, trung tâm rốn phổi, trung thất, sau bóng tim và lấp sau xương sườn.
Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực CT
Phương pháp chụp cắt lớp vi tính CT là một tiến bộ lớn của lĩnh vực sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư phổi. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, đối với bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao bị ung thư phổi, việc tiến hành khám sàng lọc chẩn đoán sớm ung thư bằng chụp cắt lớp với liều xạ thấp hàng năm sẽ giúp tăng được thêm 20% số trường hợp ung thư phổi được phát hiện hơn so với chụp X-quang phổi thông thường. Hiện nay, nhiều khuyến cáo cũng đưa việc thực hiện chụp cắt lớp vi tính ngực hàng năm là phương pháp hiệu quả để hỗ trợ sàng lọc, phát hiện ung thư phổi sớm.
Xét nghiệm chỉ điểm khối u
Xét nghiệm máu sẽ giúp tìm kiếm dấu hiệu bất thường thông qua chất chỉ điểm ung thư. Một số chất chỉ điểm khối u thường gặp trong xét nghiệm máu tầm soát ung thư phổi có thể kể đến như:
– Định lượng Cyfra 21-1: Chỉ số này thường sẽ tăng ở bệnh nhân mắc ung thư phổi, đặc biệt là với loại ung thư phổi không tế bào nhỏ.
– Định lượng Pro-GRP: Với bệnh nhân mắc ung thư phổi, chỉ số này cũng thường sẽ có sự gia tăng, đặc biệt là với loại ung thư phổi tế bào nhỏ.
– Định lượng SCC: Chỉ số này sẽ tăng đối với bệnh nhân mắc ung thư phổi biểu mô tế bào vảy.
– Định lượng CEA: Chỉ số này thường sẽ gia tăng đối với bệnh nhân bị ung thư phổi.
– Định lượng CA – 125: Đây được xem là dấu ấn ung thư phổi loại 2, sau những dấu ấn như Cyfra 21-1, Pro-GRP, CEA và SCC.
Ngoài ra, nếu phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm các phương pháp thăm khám chuyên sâu hơn để khẳng định chính xác bệnh.
3.2. Lưu ý khi thực hiện tầm soát tế bào ung thư phổi
Trước khi thực hiện việc khám tầm soát ung thư phổi, bạn hãy lưu ý một số thông tin sau:
– Nên nhịn ăn trước khi đi thăm khám để thực hiện một số xét nghiệm nhằm đảm bảo độ chính xác.
– Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp thăm khám chuyên sâu hơn để chẩn đoán chính xác bệnh. Vì vậy, bạn cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
– Nên tìm hiểu rõ về quy trình thực hiện tầm soát ung thư phổi để biết thêm về phương pháp này nhằm tránh được những bỡ ngỡ ban đầu.
– Cần lựa chọn được cơ sở y tế uy tín, chất lượng và có kinh nghiệm để thực hiện tầm soát ung thư phổi nhằm đảm bảo an toàn và chính xác.
Nếu bạn đang phân vân lựa chọn giữa nhiều cơ sở y tế hiện nay thì hãy đến ngay với Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Đây là địa chỉ y tế đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động, đảm bảo mang đến sự hài lòng cho khách hàng. TCI cũng tự hào là điểm đến của nhiều khách hàng với 99,9% người hài lòng và trở thành thương hiệu tin cậy trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của mọi người dân. Cùng với đó, quy trình tầm soát ung thư phổi được xây dựng một cách bài bản, khoa học với khép kín, thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm, giàu chuyên môn. Vì vậy, người dân hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn thăm khám tại đây. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tầm soát ung thư phổi và những vấn đề liên quan. Đừng quên bảo vệ lá phổi của mình bằng việc đi thăm khám định kỳ nhé!